Căng thẳng địa chính trị leo thang và kỳ vọng cắt giảm lãi suất thúc đẩy vàng tăng giá, thu hẹp toàn bộ mức giảm của phiên bán tháo đầu tuần trước

Căng thẳng địa chính trị leo thang và kỳ vọng cắt giảm lãi suất thúc đẩy vàng tăng giá, thu hẹp toàn bộ mức giảm của phiên bán tháo đầu tuần trước

Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

21:09 12/08/2024

Vàng tiếp tục tăng giá khi lo ngại gia tăng về việc leo thang xung đột tại Gaza và kỳ vọng cắt giảm lãi suất. Dữ liệu lạm phát của Mỹ sẽ là tâm điểm, trong tuần này có thể ảnh hưởng đến lộ trình lãi suất. Kim loại quý này hiện đã tăng khoảng 75 USD/ounce chỉ trong vòng ba phiên, kể từ sau đợt bán tháo cực mạnh đầu tuần trước.

Giá vàng (XAU/USD) giao dịch quanh mức 2,450 USD tại thời điểm viết bài, tăng gần 30 USD/ounce trong ngày do sự hỗ trợ bởi hai yếu tố căng thẳng địa chính trị và kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất tại cuộc họp tiếp theo vào tháng 9. Kỳ vọng lãi suất giảm là yếu tố tích cực vì sẽ làm giảm chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng, một tài sản phi lợi suất.

Cụ thể, Bộ trưởng Quốc phòng Israel - Yoav Gallant, cho biết họ cho rằng Iran sẽ phát động một cuộc tấn công quân sự quy mô lớn vào Israel, theo báo cáo của Axios. Một cuộc tấn công như vậy sẽ làm leo thang đáng kể cuộc xung đột và đe dọa sự ổn định toàn cầu. Về phía kỳ vọng hạ lãi suất, khả năng Fed cắt giảm 25 bps vào cuộc họp tháng 9 là 49.5% và 50 bps là 50.5%, theo công cụ FedWatch của CME.

Dữ liệu PPI và CPI của Mỹ cho tháng 7, sẽ được công bố lần lượt vào thứ Ba và thứ Tư có thể ảnh hưởng đáng đến kỳ vọng về lộ trình lãi suất trong tương lai. Dự kiến ​​CPI của Mỹ sẽ tăng 0.2% trong tháng 7 so với tháng trước, cho cả CPI toàn phần và lõi. Vào tháng 6, CPI toàn phần đã giảm 0.1%, trong khi CPI lõi tăng 0.1%. Nếu con số thực vượt quá kỳ vọng, cho thấy áp lực lạm phát vẫn dai dẳng, điều này có thể khiến thị trường đánh giá lại đáng kể khả năng cắt giảm lãi suất vào cuộc họp tháng 9. Bên cạnh đó, chỉ số PPI cũng được dự báo tăng 0.1% trong tháng 7, hạ nhiệt phần nào so với mức 0.2% của tháng 6.

Phân tích kỹ thuật

Giá vàng hiện đang giao dịch trong một mô hình tam giác cân nhỏ và chúng ta có thể quan sát khá rõ trên cả đồ thị 1D và 4H. Nhịp tăng hiện tại khả năng sẽ tiếp tục cho đến khi đạt mức cao khoảng 2,475 USD trước khi chững lại, ứng với biên trên của mô hình.

Nếu sau đó là một nhịp break-out mô hình đủ thuyết phục, cho thấy sức mạnh vượt trội của phe mua, giá vàng có thể tăng lên ít nhất là 2,550 USD, đo theo ngưỡng Fibonacci mở rộng 1.618. Ngược lại, không loại trừ khả năng giá đang trong quá trình tạo đỉnh thứ ba, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra trap và đảo chiều mạnh bởi tin tức có thể là mồ chôn hoàn hảo cho những ai fomo.

XAU/USD khung 4H

FXStreet

Broker listing

Cùng chuyên mục

Đồng USD giảm do rủi ro thuế quan gia tăng khi Trump nhắm vào Nhật Bản; đồng CHF tăng mạnh
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Đồng USD giảm do rủi ro thuế quan gia tăng khi Trump nhắm vào Nhật Bản; đồng CHF tăng mạnh

Đồng USD tiếp tục chịu áp lực và giảm xuống mức thấp mới so với đồng Euro và CHF trong phiên qua đêm, khi thị trường ngày càng lo ngại về chính sách thương mại của Mỹ trước thời hạn ngày 9 tháng 7. Dù chứng khoán Mỹ vẫn giữ vững đà tăng với các chỉ số S&P 500 và NASDAQ thiết lập mức cao kỷ lục, thị trường tiền tệ lại phản ánh tâm lý thận trọng, khi dòng vốn trú ẩn đổ vào CHF và JPY.
Đếm ngược những ngày cuối cùng: Hòa bình thương mại hay hoảng loạn thị trường vào ngày 9/7?
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Đếm ngược những ngày cuối cùng: Hòa bình thương mại hay hoảng loạn thị trường vào ngày 9/7?

Thị trường toàn cầu đang bước vào giai đoạn đếm ngược tới hạn chót ngày 8 và 9/7 do chính quyền Trump đặt ra. Đến thời điểm đó, các quốc gia phải hoàn tất các thỏa thuận thương mại với Mỹ — nếu không, mức thuế quan sẽ tăng vọt. Kết quả có thể mang lại sự nhẹ nhõm cho nhà đầu tư, hoặc thổi bùng lại nỗi lo về một cuộc chiến thương mại toàn cầu.
Tổng kết thị trường phiên Bắc Mỹ: Tháng 6 đầy biến động nhưng lại có cái kết viên mãn
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Tổng kết thị trường phiên Bắc Mỹ: Tháng 6 đầy biến động nhưng lại có cái kết viên mãn

Dòng vốn điều chỉnh danh mục vào cuối tháng đã ảnh hưởng đáng kể đến diễn biến phiên giao dịch hôm nay, dẫn đến việc đồng USD tiếp tục suy yếu. Dù thị trường chứng khoán kết thúc tháng với sắc xanh, sự biến động mạnh đã xuất hiện vào cuối phiên khi các nhà đầu tư lớn tận dụng tính thanh khoản cao xung quanh các mức giá chốt tháng để cân bằng lại danh mục.
USD mất ngôi vương? Greenback ghi nhận nửa đầu năm tệ nhất kể từ năm 1973 khi thị trường định giá lại nước Mỹ

USD mất ngôi vương? Greenback ghi nhận nửa đầu năm tệ nhất kể từ năm 1973 khi thị trường định giá lại nước Mỹ

Tất cả chúng ta đều đã đoán trước được điều này – có thể không phải là tốc độ, nhưng chắc chắn là xu hướng. Đồng Đô la Mỹ vừa khép lại nửa đầu năm tồi tệ nhất kể từ thời điểm cú sốc Nixon, mất hơn 10% giá trị kể từ đầu năm. Điều khởi đầu như một sự điều chỉnh nhẹ dần biến thành một cuộc tái định giá toàn diện về uy tín kinh tế vĩ mô của nước Mỹ, khi đồng bạc xanh rơi khỏi vị thế vốn được xem là không thể lay chuyển nhanh đến chóng cả mặt.
Giải thích về đợt tăng gía: Thu nhập, lãi suất và dòng tiền nhà đầu tư

Giải thích về đợt tăng gía: Thu nhập, lãi suất và dòng tiền nhà đầu tư

Hợp đồng tương lai E-mini Nasdaq 100 đã thiết lập mức đỉnh lịch sử mới tại 22,901.50 vào thứ Sáu và hiện vẫn đang giao dịch gần mức cao này. Trong khi đó, hợp đồng tương lai E-mini S&P 500 đang tiệm cận mức đỉnh lịch sử, còn hợp đồng tương lai Russell 2000 vẫn tụt hậu, ghi nhận mức giảm 3.73% tính từ đầu năm (YTD).
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ