Cập nhật thị trường phiên Á 21.06: Chứng khoán châu Á biến động trái chiều sau khi S&P 500 vượt đỉnh 5,500

Cập nhật thị trường phiên Á 21.06: Chứng khoán châu Á biến động trái chiều sau khi S&P 500 vượt đỉnh 5,500

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

07:57 21/06/2024

Chứng khoán châu Á biến động trái chiều sau khi S&P 500 chạm mốc kỳ lục mới. Đồng Yên đang thu hút sự chú ý khi đà lao dốc kéo dài 6 phiên làm dấy lên suy đoán về khả năng Nhật Bản can thiệp thị trường ngoại hối.

Chứng khoán Nhật Bản và Úc tăng, trong khi chứng khoán Hàn Quốc sụt giảm. Chỉ số Golden Dragon của các công ty Trung Quốc niêm yết tại Mỹ giảm 1% đã gây áp lực lên tâm lý thị trường.

Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ ổn định đầu phiên Á. S&P 500 đã vượt đỉnh 5,500 điểm vào thứ Năm trước khi thoái lui. Nhóm cổ phiếu công nghệ, dẫn đầu thị trường, cũng chịu áp lực bán mạnh. Chỉ số Nasdaq 100 trượt dốc sau 7 phiên tăng, với Nvidia và Apple dẫn đầu đà giảm.

Đồng Yên ổn định đầu phiên hôm thứ Sáu sau chuỗi lao dốc dài nhất kể từ tháng 3 khiến các nhà giao dịch cảnh giác về khả năng Nhật Bản can thiệp.

USD/JPY hướng tới mốc đỉnh trong năm tại 160.17

Nhà ngoại giao tiền tệ hàng đầu của Nhật Bản Masato Kanda cho biết quan điểm của ông về việc thực hiện các biện pháp thích hợp nếu có biến động quá mức trên thị trường tiền tệ vẫn không thay đổi.

Lạm phát tại Nhật Bản giảm nhẹ so với dự báo, mặc dù đã tăng sau khi chính phủ tăng thuế liên quan đến lĩnh vực năng lượng tái tạo, đây là tín hiệu cho thấy BoJ có thể cân nhắc tăng lãi suất trong những tháng tới. Các nhà hoạch định chính sách đã giữ nguyên lãi suất và từ chối cung cấp thông tin chi tiết về việc cắt giảm lượng mua trái phiếu tại cuộc họp tuần trước.

Hôm thứ Năm, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã bổ sung Nhật Bản vào danh sách giám sát ngoại hối, như một phần của báo cáo gửi Quốc hội, nhưng không cáo buộc Nhật Bản hay bất kỳ quốc gia nào thao túng tiền tệ.

Đồng franc Thụy Sĩ dẫn đầu đà giảm trong số những đồng tiền của các nước phát triển vào thứ Năm do Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ hạ lãi suất, trong khi đó, chỉ số DXY tăng sau 4 phiên giảm.

Mặt khác, MSCI đã xếp Hàn Quốc vào nhóm thị trường mới nổi sau lệnh cấm bán khống, bất chấp những nỗ lực nâng hạng của chính phủ nước này.

TPCP Mỹ đã giảm giá, mặc dù phần lớn dữ liệu cho thấy nền kinh tế đang suy yếu. Hoạt động xây dựng nhà mới sụt giảm xuống mức đáy trong 4 năm và chỉ số sản xuất Fed Philadelphia thấp hơn ước tính. Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp ban đầu của Mỹ ít thay đổi. Chủ tịch Fed Minneapolis Neel Kashkari cho biết Fed sẽ đưa lạm phát về mức 2%, nhưng ước tính có thể sẽ mất một hoặc hai năm để đạt mục tiêu đó.

Chỉ số bất ngờ kinh tế của Citi

S&P 500 đã lập 31 kỷ lục mới trong năm nay, nhưng chỉ có một số ít cổ phiếu ngoài lĩnh vực công nghệ tham gia vào đợt tăng này.

Theo phân tích của chiến lược giá Gillian Wolff, trong ba tháng qua, 10 cổ phiếu có vốn hóa thị trường lớn nhất – chủ yếu là những ông lớn công nghệ – đạt hiệu suất tốt hơn phần lớn cổ phiếu còn lại.

Stifel cho rằng S&P 500 có thể tăng thêm gần 10% trong năm nay, theo dữ liệu về những cơn sốt trên thị trường trong quá khứ. Nhưng giống như các đợt “bong bóng” trước đây, cơn sốt trí tuệ nhân tạo này cuối cùng cũng sẽ tan vỡ.

Barry Bannister của Stifel cho biết S&P 500 có thể đạt mốc 6,000 trước thời điểm cuối năm 2024 khi nhà đầu tư tiếp tục đổ xô vào lĩnh vực công nghệ. Nhưng đến giữa năm 2026, ông dự đoán chỉ số này sẽ quay trở lại mức bắt đầu năm nay – khoảng 4,800 điểm – thoái lui 1/5 đà tăng.

Về mặt hàng hóa, giá dầu ít thay đổi vào thứ Sáu sau khi tăng trong phiên trước do tồn kho dầu thô của Mỹ giảm. Vàng cũng ổn định, hướng tới tuần tăng thứ hai liên tiếp.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Dù phải trải qua nhiều biến động, thị trường Mỹ có vẻ vẫn vững vàng
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Dù phải trải qua nhiều biến động, thị trường Mỹ có vẻ vẫn vững vàng

Dù thế giới đang đầy biến động với các chính sách khó lường từ chính quyền Trump, căng thẳng địa chính trị và lo ngại về thâm hụt ngân sách Mỹ, thị trường chứng khoán Mỹ vẫn tiếp tục đi lên. Nhiều người dự báo "chu kỳ u ám" sẽ sớm ập đến, nhưng nhà đầu tư cá nhân, doanh nghiệp Mỹ và làn sóng AI lại đang giúp Phố Wall giữ vững niềm tin và đà tăng trưởng.
"Chủ tịch Fed ngầm" - Nước đi mới của Trump liệu có khôn ngoan?

"Chủ tịch Fed ngầm" - Nước đi mới của Trump liệu có khôn ngoan?

Sự thất vọng ngày càng lớn của cựu Tổng thống Donald Trump đối với Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell có thể thúc đẩy một động thái chưa từng có tiền lệ: công bố sớm người kế nhiệm Powell. Mặc dù nhiệm kỳ hiện tại của Powell còn đến tháng 5 năm 2026 mới kết thúc, Trump được cho là có thể đưa ra đề cử từ trước thời hạn.
Sản xuất Trung Quốc cải thiện nhẹ sau thỏa thuận thương mại, nhưng áp lực nội địa vẫn lớn

Sản xuất Trung Quốc cải thiện nhẹ sau thỏa thuận thương mại, nhưng áp lực nội địa vẫn lớn

Hoạt động nhà máy tại Trung Quốc tăng tháng thứ hai liên tiếp nhờ xuất khẩu phục hồi sau khi Bắc Kinh và Washington đạt thỏa thuận ngừng chiến thuế quan. Tuy nhiên, nhu cầu nội địa yếu và triển vọng thương mại bất ổn tiếp tục gây sức ép lên tăng trưởng và thị trường lao động.
Giảm lãi suất: Các nhà giao dịch đi trước người kế nhiệm Powell

Giảm lãi suất: Các nhà giao dịch đi trước người kế nhiệm Powell

Thị trường hiện không chỉ chạy trước Fed—mà còn chạy trước cả người kế nhiệm của Fed. Hợp đồng tương lai đang phản ánh một chu kỳ nới lỏng hậu-Powell, khi các nhà giao dịch đặt cược vào ít nhất năm lần cắt giảm lãi suất trước cuối năm 2026—tăng so với bốn lần chỉ cách đây một tháng. Động lực chính không đến từ lạm phát, mà là áp lực chính trị ngày càng gia tăng lên Powell.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ