Cập nhật thị trường phiên Á 22.01: Chứng khoán châu Á khởi sắc nhờ triển vọng tích cực từ Nvidia

Cập nhật thị trường phiên Á 22.01: Chứng khoán châu Á khởi sắc nhờ triển vọng tích cực từ Nvidia

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

09:14 22/02/2024

Chứng khoán châu Á và chứng khoán Mỹ tăng điểm hôm thứ Năm (22/02) sau khi Nvidia công bố báo cáo kết quả kinh doanh tốt hơn dự kiến.

Chứng khoán Nhật Bản tăng mạnh nhờ đồng yên suy yếu, với chỉ số Nikkei 225 vượt qua mức cao kỷ lục đạt được năm 1989. Chứng khoán Hàn Quốc và Trung Quốc đạt sắc xanh, trong khi chứng khoán Úc quay đầu giảm trong phiên. Những động thái này đã nâng chỉ số chứng khoán của khu vực lên mức cao nhất trong gần hai năm.

Đà tăng của các HĐTL của Mỹ trong phiên giao dịch châu Á được thúc đẩy bởi kết quả kinh doanh của Nvidia. Cổ phiếu của công ty công nghệ này đã tăng tới 11% trong phiên giao dịch ngoài giờ sau khi công ty này cho biết doanh thu quý đầu tiên có thể sẽ đạt 24 tỷ USD, cao hơn ước tính trước đó là khoảng 22 tỷ USD.

Kết quả này được kỳ vọng sẽ mang lại động lực cho chứng khoán toàn cầu. Cổ phiếu của các nhà cung cấp của Nvidia tại châu Á như SK Hynix và Advantest cũng tích cực.

Kim Forrest, giám đốc đầu tư của Bollywood Capital Partners, nhận định: “Nvidia đi lên, thị trường cũng theo xu hướng đó. Điều này cho thấy câu chuyện về AI sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong tương lai gần. Câu chuyện này đã hỗ trợ thị trường năm ngoái, tại sao năm nay lại không?”

Đà tăng của thị trường chứng khoán Trung Quốc và Hồng Kông xuất hiện sau động lực mới của thị trường. Trung Quốc đã cấm nhà đầu tư tổ chức bán cổ phiếu vào đầu và cuối mỗi phiên giao dịch. Cơ quan quản lý nước này cũng đã tăng cường giám sát hoạt động bán khống.

Chỉ số DXY yếu hơn vào ngày 22/02 khi đồng bạc xanh trượt dốc so với các loại tiền tệ của Nhóm G10. USD/JPY ổn định ở mức 150. Đồng won mạnh lên sau khi Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc giữ nguyên lãi suất cơ bản.

TPCP ổn định trong phiên giao dịch châu Á sau đợt bán tháo ngày 20/02, đẩy lợi suất TPCP kỳ hạn 10 năm tăng 5bps. Áp lực bán này theo sau sự kiện bán 16 tỷ USD TPCP kỳ hạn kỳ hạn 20 năm và biên bản cuộc họp của Fed cho thấy sự thận trọng trong việc hạ lãi suất.

Thành viên Hội đồng Thống đốc Fed Richmond Thomas Barkin nhấn mạnh áp lực lạm phát vẫn sẽ còn dai dẳng trong các lĩnh vực như bất động sản. Trong khi đó, ông Michelle Bowman lại phản đối triển vọng hạ lãi suất trong thời gian tới.

Qantas Airways cho biết lợi nhuận nửa đầu năm suy yếu do giá vé máy bay giảm so với mức đỉnh hậu Covid. Lợi nhuận trước thuế trong nửa đầu năm đạt 1.25 tỷ đô la Úc, giảm so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận quý 4/2023 của United Oversea Bank tăng nhờ thu phí cao hơn từ dịch vụ thẻ tín dụng.

Dữ liệu kinh tế sẽ được công bố cuối ngày 22/02 bao gồm lạm phát và chỉ số PMI của khu vực đồng tiền chung châu Âu, cũng như số đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Hoa Kỳ và doanh số bán nhà.

Giá dầu WTI tiếp tục kéo dài đà tăng thêm 1.1% trong ngày 21/01, do nguồn cung bị thắt chặt. Vàng ổn định quanh mức 2,027 USD/ounce. Bitcoin ổn định sau đợt sụt giảm ngày 21/02, giao dịch quanh mức 51,250 USD.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Sản xuất Trung Quốc cải thiện nhẹ sau thỏa thuận thương mại, nhưng áp lực nội địa vẫn lớn

Sản xuất Trung Quốc cải thiện nhẹ sau thỏa thuận thương mại, nhưng áp lực nội địa vẫn lớn

Hoạt động nhà máy tại Trung Quốc tăng tháng thứ hai liên tiếp nhờ xuất khẩu phục hồi sau khi Bắc Kinh và Washington đạt thỏa thuận ngừng chiến thuế quan. Tuy nhiên, nhu cầu nội địa yếu và triển vọng thương mại bất ổn tiếp tục gây sức ép lên tăng trưởng và thị trường lao động.
Giảm lãi suất: Các nhà giao dịch đi trước người kế nhiệm Powell

Giảm lãi suất: Các nhà giao dịch đi trước người kế nhiệm Powell

Thị trường hiện không chỉ chạy trước Fed—mà còn chạy trước cả người kế nhiệm của Fed. Hợp đồng tương lai đang phản ánh một chu kỳ nới lỏng hậu-Powell, khi các nhà giao dịch đặt cược vào ít nhất năm lần cắt giảm lãi suất trước cuối năm 2026—tăng so với bốn lần chỉ cách đây một tháng. Động lực chính không đến từ lạm phát, mà là áp lực chính trị ngày càng gia tăng lên Powell.
BIS cảnh báo hệ thống tài chính toàn cầu đối mặt rủi ro trong kỷ nguyên bất định

BIS cảnh báo hệ thống tài chính toàn cầu đối mặt rủi ro trong kỷ nguyên bất định

Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) cảnh báo căng thẳng thương mại, bất ổn địa chính trị và nợ công gia tăng đang làm suy yếu khả năng chống chịu của hệ thống tài chính toàn cầu. Tổng giám đốc BIS Agustín Carstens gọi đây là “kỷ nguyên mới của sự bất định”, đe dọa cả trật tự kinh tế lẫn niềm tin vào các thể chế. Báo cáo cũng ghi nhận đồng USD sụt giá mạnh và lo ngại về đà phát triển thiếu kiểm soát của stablecoin.
USD chịu áp lực khi lo ngại về tính độc lập của Fed gia tăng dưới thời Trump

USD chịu áp lực khi lo ngại về tính độc lập của Fed gia tăng dưới thời Trump

USD giảm khi các nhà đầu tư ngày càng lo ngại về khả năng Tổng thống Trump can thiệp vào hoạt động của Cục Dự trữ Liên bang, sau những phát ngôn chỉ trích Chủ tịch Jerome Powell và gợi ý sẽ thay thế ông bằng một nhân vật thân thiện hơn với mục tiêu chính sách của Nhà Trắng, làm dấy lên nghi ngại về tính độc lập và trung lập của Fed.
Thay thế Powell: Kỳ vọng thị trường tăng cao, nhưng độc lập của Fed đối mặt thách thức

Thay thế Powell: Kỳ vọng thị trường tăng cao, nhưng độc lập của Fed đối mặt thách thức

Sự chênh lệch giữa dự báo lãi suất của Fed và kỳ vọng cắt giảm sâu hơn từ thị trường một phần phản ánh khả năng Jerome Powell sẽ được thay thế bởi một người ôn hòa hơn nếu Trump trở lại Nhà Trắng. Dù vậy, các chuyên gia cảnh báo không nên đánh giá thấp vai trò của dữ liệu và sự đồng thuận trong nội bộ Fed, cũng như rủi ro làm suy yếu tính độc lập chính trị của ngân hàng trung ương.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ