Dầu suy yếu trước những bất định về đàm phán trần nợ

Dầu suy yếu trước những bất định về đàm phán trần nợ

10:28 22/05/2023

Giá dầu giảm phiên thứ 3 liên tiếp khi thị trường chờ đợi tiến triển hơn trong các cuộc đàm phán về trần nợ của Hoa Kỳ, trong khi vẫn tập trung vào tình hình gián đoạn nguồn cung ở Bắc Mỹ.

Giá dầu Wti khung D1
Giá dầu Wti khung D1

Các nhà lập pháp của đảng Dân chủ và Cộng hòa sẽ tiếp tục đàm phán về việc tăng giới hạn nợ vào thứ Hai sau khi các cuộc đàm phán trước đó không đạt được thỏa thuận trong tuần qua. Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen cũng đã cảnh báo về khả năng vỡ nợ của Hoa Kỳ vào giữa tháng 6.

Những lo ngại về việc Mỹ vỡ nợ đã làm chao đảo thị trường dầu mỏ trong tuần qua khi các nhà đầu tư lo ngại rằng tình hình kinh tế tiêu cực có thể ảnh hưởng đến nhu cầu dầu mỏ. Nhưng giá dầu thô vẫn đóng phiên tuần tăng nhẹ, được hỗ trợ bởi một số tín hiệu mua khi Hoa Kỳ bắt đầu tăng nguồn cung của kho Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược.

Hợp đồng tương lai dầu Brent giảm 0.6% xuống 75,16 USD/thùng, trong khi hợp đồng tương lai dầu thô WTI giảm 0.5%% xuống 71.31 USD/thùng vào sáng nay. Cả hai hợp đồng đều tăng khoảng 2% trong tuần trước, phá vỡ chuỗi giảm 4 tuần liên tiếp.

Dầu thô phần nào được hỗ trợ bởi khả năng gián đoạn nguồn cung ở Canada, do cháy rừng trước đó thủ phủ dầu mỏ Alberta. Bên cạnh đó, các dấu hiệu nhu cầu xăng dầu của Hoa Kỳ tăng lên trong mùa hè có thể thắt chặt nguồn cung dầu trong thời gian tới.

Sự suy yếu của USD cũng hỗ trợ cho giá dầu thô, sau những tín hiệu trái chiều về chính sách tiền tệ từ Cục Dự trữ Liên bang. Trong khi một loạt các quan chức báo hiệu rằng ngân hàng sẽ tiếp tục nâng lãi suất trong những tháng tới, Chủ tịch Fed Jerome Powell phát biểu hôm thứ Sáu rằng việc thắt chặt các điều kiện tín dụng có thể làm giảm nhu cầu tăng lãi suất.

Nhưng dầu vẫn đang trên đà giảm gần 5% vào cuối tháng 5 - tháng giảm thứ 5 liên tiếp trong năm nay khi thị trường tiếp tục vật lộn với lo ngại về nhu cầu chậm lại và điều kiện kinh tế xấu đi. Giá dầu đã giảm đáng kể trong năm nay, trong bối cảnh lo lắng rằng suy thoái kinh tế ở các nền kinh tế lớn sẽ cản trở nhu cầu.

Một loạt các dữ liệu kinh tế suy yếu từ Trung Quốc cho thấy sự phục hồi sau Covid đang chậm lại ở quốc gia nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới, làm dấy lên nghi ngờ về dự báo rằng Trung Quốc sẽ thúc đẩy nhu cầu dầu lên mức cao kỷ lục trong năm nay.

Trong khi nhu cầu nhiên liệu của Hoa Kỳ dường như đang được cải thiện, nguồn cung vẫn tăng cao sau khi dự trữ dầu thô tăng bất ngờ.

Investing

Broker listing

Cùng chuyên mục

Khi lãi suất không còn là yếu tố chính, điều gì đang đẩy giá vàng lên?

Khi lãi suất không còn là yếu tố chính, điều gì đang đẩy giá vàng lên?

Giá vàng đang bước vào một giai đoạn mới, khi những yếu tố truyền thống như lãi suất thực không còn giữ vai trò quyết định. Dù lãi suất tăng mạnh trong hai năm qua, vàng vẫn duy trì đà tăng ấn tượng. Theo chuyên gia Joseph Wu từ RBC Wealth Management, chính nhu cầu từ các ngân hàng trung ương – đặc biệt ở các thị trường mới nổi – mới là lực đẩy lớn nhất hiện nay, trong bối cảnh địa chính trị bất ổn và niềm tin vào đồng USD dần suy giảm.
Thị trường năng lượng: Sản lượng "Khổng lồ?

Thị trường năng lượng: Sản lượng "Khổng lồ?

“Sản lượng khổng lồ” – hay nên gọi là “siêu cường điệu”? Có vẻ như các nguồn tin giấu tên từ OPEC+ ngày càng sử dụng những cụm từ giật gân để thu hút sự chú ý của thị trường, nhất là khi nhiều thông tin kiểu này từng được tung ra rồi nhanh chóng bị bác bỏ.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ