Euro có thể giảm xuống 1.16: Bốn lý do bạn cần quan tâm để tránh mắc phải những sai lầm tai hại!

Euro có thể giảm xuống 1.16: Bốn lý do bạn cần quan tâm để tránh mắc phải những sai lầm tai hại!

Bảo Chung

Bảo Chung

Currency Analyst

14:47 09/10/2020

Tỷ giá EUR/USD tăng nhẹ và bắt đầu tích lũy biên độ hẹp hai tuần trước đây. Tin xấu ập đến với cả châu Âu và Hoa Kỳ, nhưng xét về cường độ thì châu Âu có vẻ đang phải hứng chịu những tác động nghiêm trọng hơn.

Dưới đây là bốn lý do quan trọng nhất để củng cố khả năng EUR/USD sẽ giảm xuống 1.16 thay vì tăng lên mức 1.18 trong thời gian tới.

1. Châu Âu đang phải gánh chịu làn sóng bùng phát thứ hai của đại dịch COVID-19

Việc số ca nhiễm mới đang gia tăng mạnh mẽ tại châu Âu đang làm dấy lên lo ngại rằng lục địa già có thể sẽ quay trở lại thời kỳ khó khăn nhất trong năm. Số ca nhiễm mới trong ngày đã đạt kỷ lục 18,746 trường hợp hôm thứ Tư tại Pháp và gần 10,000 trường hợp tại Tây Ban Nha. Số liệu tương tự tại Pháp và Tây Ban Nha hồi tháng 3 là 7,578 và 9,159 ca. Theo số liệu từ Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Bệnh dịch châu Âu, chỉ có bốn quốc gia có tỷ lệ nhiễm dưới mức nguy hiểm 20/100,000 người. Làn sóng dịch bệnh thứ hai đã lan rộng ra khắp lãnh thổ châu Âu khi trong 24h qua, Đức đã công bố hơn 4,000 ca nhiễm mới. Tại Italia, số ca nhiễm mới trong ngày đạt đỉnh cao nhất trong vòng 5 tháng với 3,678 trường hợp.

Nhiều quốc gia đang bắt đầu áp đặt các biện pháp phỏng tỏa mới. Paris ở trong trạng thái báo động mức cao nhất. Tây Ban Nha thông báo lệnh đóng cửa sớm hơn với các nhà hàng, hạn chế đi lại trong và ngoài các thành phố. Đức ban hành lệnh giới nghiêm và cấm tụ tập đông người. Italia bắt buộc người dân phải đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, Bỉ đóng cửa các quán bar và nhà hàng trong vòng một tháng, trong khi Bộ Y tế Ireland khuyến nghị toàn quốc nên tự đặt mình trong trạng thái phong tỏa cao nhất.

2. Phong tỏa cục bộ có thể sẽ dẫn tới suy thoái kép

Các đợt phong tỏa cục bộ có thể sẽ phá hủy quá trình hồi phục của Eurozone. Suốt mùa hè vừa rồi, các nhà kinh tế học liên tục đưa ra những dự báo về sự hồi phục của lục địa già trong nửa cuối 2020, và sẽ thật may mắn nếu như nó thoát khỏi tình trạng suy thoái kép ở giai đoạn hiện tại. Các số liệu kinh tế mới chỉ bắt đầu xấu đi, nhưng chúng ta có thể sẽ thấy ảnh hưởng thực sự của những đợt phong tỏa mới với nền kinh tế khi số liệu tháng 10 được công bố. GDP quí II của Eurozone giảm mạnh -11.8%. Sẽ khó có thể thấy mức giảm hai con số trong giai đoạn này khi chính phủ đang tìm mọi cách để không phải triển khai phong tỏa toàn phần, nhưng đợt sụt giảm mạnh trong quý IV là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Đồng Euro sẽ chịu nhiều áp lực. Hồi tháng 3, EUR/USD giảm mạnh từ đỉnh 1.15 xuống đáy 1.0637 chỉ trong vòng gần một tuần. Thị trường sẽ còn nhiều biến động bất ngờ khi nhà đầu tư bắt đầu cân nhắc về những thiệt hại mà nền kinh tế phải gánh chịu.

3. Các biện pháp nới lỏng mới từ ECB

Nhiều người tin rằng Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ phải mở rộng gói thu mua tài sản khẩn cấp PEPP vào cuối năm nay, chỉ trừ khi các quốc gia thành viên bất ngờ kiểm soát được tình hình đại dịch. Lạm phát đã đạt mức thấp kỷ lục trong tháng 9, và ECB sẽ cần có thêm các động thái nới lỏng nhằm đạt được mức lạm phát mục tiêu. Tuy nhiên, trong bối cảnh quá trình hồi phục nửa sau năm 2020 đang gặp phải nhiều khó khăn, ECB sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tung ra các gói cứu trợ bổ sung cho nền kinh tế.

Hành động tiếp tục cắt giảm lãi suất có thể sẽ xảy ra, nhưng dường như nó sẽ không hiệu quả bằng việc mở rộng quy mô hay kéo dài thời gian triển khai PEPP. Chủ tịch Lagarde đã xác nhận ECB sẵn sàng tung ra một gói kích thích mới và "sẽ sử dụng mọi công cụ cần thiết" sau khi cho biết quá trình hồi phục của Eurozone không mấy tốt đẹp.

4. Một cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ thiếu chắc chắn nhất trong lịch sử

Cuối cùng, sự phục hồi thần tốc của thị trường chứng khoán Mỹ và Tổng thống Trump cũng sẽ làm tăng nhu cầu đối với đồng Đô La, và sự không chắc chắn xoay quanh cuộc bầu cử ngày 03/11 tới đây sẽ làm nhà đầu từ quay lưng với đồng Euro. Tâm lý ưa thích rủi ro và đà tăng của thị trường chứng khoán là hai lý do duy nhất nâng đỡ, giúp Euro chưa sụp đổ giai đoạn này. Bất kỳ một thông tin tích cực nào về gói kích thích tài khóa hay những bất ổn từ cuộc bầu cử đều có thể làm EUR/USD tăng giá. Động thái này có thể là tiền đề cho một đợt chốt lời trên diện rộng, và đồng Euro sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Trump tiếp tục chỉ trích Chủ tịch Fed Powell, để ngỏ khả năng sa thải giữa lo ngại về tính độc lập của ngân hàng trung ương

Trump tiếp tục chỉ trích Chủ tịch Fed Powell, để ngỏ khả năng sa thải giữa lo ngại về tính độc lập của ngân hàng trung ương

Tổng thống Donald Trump cho biết ông không có kế hoạch sa thải Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell, dù vẫn để ngỏ khả năng này. Ông tiếp tục chỉ trích Powell vì không hạ lãi suất và đề cập đến dự án cải tạo trụ sở Fed như một lý do có thể dẫn đến thay đổi nhân sự. Các chuyên gia và nghị sĩ cảnh báo việc can thiệp vào Fed có thể đe dọa tính độc lập của ngân hàng trung ương và gây bất ổn thị trường.
Thị trường chao đảo theo trò chơi quyền lực từ Washington - Số phận của Powell sẽ ra sao?

Thị trường chao đảo theo trò chơi quyền lực từ Washington - Số phận của Powell sẽ ra sao?

Thị trường chứng khoán khởi đầu phiên với tâm lý căng thẳng sau khi có tin Trump không chỉ cân nhắc việc sa thải Powell mà còn được cho là đã chuẩn bị sẵn thư sa thải. Ngay sau đó, Tổng thống "lật kèo", bất ngờ khẳng định chưa có kế hoạch cụ thể nào nhằm thay Powell. Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả Stephen Innes.
Tâm lý nhà sản xuất Nhật Bản cải thiện trong tháng 7 bất chấp lo ngại về thuế quan

Tâm lý nhà sản xuất Nhật Bản cải thiện trong tháng 7 bất chấp lo ngại về thuế quan

Tâm lý kinh doanh của các nhà sản xuất Nhật Bản đã cải thiện nhẹ trong tháng 7, được thúc đẩy bởi dấu hiệu phục hồi trong ngành bán dẫn. Tuy nhiên, những lo ngại về thuế quan từ Mỹ và xuất khẩu sụt giảm vẫn gây áp lực lên các lĩnh vực chủ chốt như ô tô. Trong khi đó, ngành dịch vụ cho thấy sự phân hóa rõ rệt, phản ánh môi trường kinh tế còn nhiều bất định.
Trump liên tục gây sức ép buộc Chủ tịch Fed từ chức, thị trường lo ngại về tính độc lập và rủi ro lạm phát

Trump liên tục gây sức ép buộc Chủ tịch Fed từ chức, thị trường lo ngại về tính độc lập và rủi ro lạm phát

Tổng thống Trump gia tăng chỉ trích và kêu gọi Chủ tịch Fed Jerome Powell từ chức, làm dấy lên lo ngại về khả năng can thiệp chính trị vào chính sách tiền tệ. Nhà đầu tư phản ứng bằng cách điều chỉnh danh mục, khiến lợi suất trái phiếu dài hạn tăng do kỳ vọng lạm phát và rủi ro mất niềm tin vào Fed.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ