Giá dầu duy trì đà tăng khi các nhà đầu tư chờ đợi báo cáo từ OPEC và dữ liệu lạm phát Mỹ

Giá dầu duy trì đà tăng khi các nhà đầu tư chờ đợi báo cáo từ OPEC và dữ liệu lạm phát Mỹ

Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

07:27 14/05/2024

Giá dầu giữ vững đà tăng trước thềm báo cáo thị trường của OPEC và dữ liệu lạm phát Mỹ. Giới giao dịch đang tìm kiếm những tín hiệu về việc liệu các hạn chế nguồn cung có được kéo dài hay không, cũng như dữ liệu lạm phát của Mỹ sẽ định hình kỳ vọng về chính sách tiền tệ.

Giá dầu Brent giao dịch trên 83 USD/thùng sau khi tăng 0.7% vào thứ Hai. Dầu thô WTI cũng gần chạm mức 79 USD. Báo cáo thị trường hàng tháng từ OPEC sẽ được công bố khoảng hai tuần trước cuộc họp của các thành viên để quyết định chính sách, trong bối cảnh có những bằng chứng cho thấy việc cắt giảm sản lượng lọc dầu và sự thu hẹp dần chênh lệch giá báo hiệu thị trường có thể đang chững lại.

Trong khi đó, tại Mỹ, dữ liệu PPI sẽ được công bố vào thứ Ba và CPI sẽ được công bố vào thứ Tư. Những báo cáo này sẽ cung cấp manh mối về việc liệu Fed có dư địa để giảm lãi suất vào cuối năm nay hay không, hay kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất sẽ bị đẩy sang năm 2025.

Giá dầu thô giảm dần kể từ tháng Tư do căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông - yếu tố từng đẩy giá lên cao - đã đang lắng dịu đi. Tuy nhiên, giá dầu vẫn ở mức cao hơn so với đầu năm do OPEC và các nước đồng minh đang hạn chế sản lượng. Dự kiến nhóm này sẽ tiếp tục duy trì chính sách này trong nửa cuối năm.

Vivek Dhar, nhà phân tích tại Ngân hàng Thịnh vượng Chung Australia, dự đoán rằng OPEC+ có khả năng sẽ duy trì kế hoạch sản xuất hiện tại, qua đó tiếp tục chính sách cắt giảm sản lượng tự nguyện. Dhar cho biết thêm "Trong bối cảnh đó, cùng với việc các nền kinh tế phát triển dự kiến sẽ giảm lãi suất, giá dầu Brent dự kiến sẽ trung bình ở mức 80 USD/thùng trong quý 3 và 85 USD/thùng trong quý 4".

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Giá dầu giảm sau động thái "nhún nhường" của Trump với Nga, thị trường thận trọng trước rủi ro thuế quan

Giá dầu giảm sau động thái "nhún nhường" của Trump với Nga, thị trường thận trọng trước rủi ro thuế quan

Giá dầu giảm trong phiên thứ Ba sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra thời hạn 50 ngày cho Nga nhằm kết thúc chiến sự ở Ukraine, làm dịu lo ngại về nguồn cung tức thời. Thị trường cân nhắc khả năng Mỹ thực sự áp lệnh trừng phạt hoặc thuế quan với các nước mua dầu Nga. Dù nhu cầu quý III vẫn được đánh giá mạnh, các cảnh báo thuế từ Trump đối với EU và Mexico tiếp tục gây áp lực lên triển vọng tăng trưởng toàn cầu và tiêu thụ năng lượng.
Sự yếu kém của USD có thể kích hoạt lại đà tăng giá của vàng

Sự yếu kém của USD có thể kích hoạt lại đà tăng giá của vàng

Theo các nhà phân tích kim loại quý tại Heraeus, mặc dù hiệu suất giá vàng gần đây có phần chậm lại, sự suy yếu của đồng Đô la Mỹ có thể đủ để khởi động đợt tăng giá tiếp theo, trong khi bạc đang được hưởng lợi từ nhu cầu bán dẫn phá kỷ lục và bạch kim chứng kiến sản xuất trang sức tăng vọt.
Nhận định giá bạc: Đà tăng bị gián đoạn

Nhận định giá bạc: Đà tăng bị gián đoạn

Bạc đã thiết lập mức đỉnh mới trong xu hướng tăng vào thứ Hai trước khi đảo chiều mạnh, cho thấy khả năng bước vào giai đoạn điều chỉnh sau khi kiểm tra ngưỡng kháng cự gần khu vực trung tâm của kênh xu hướng tăng.
Tin tức dầu mỏ: Triển vọng tích cực khi đe dọa thuế quan của Trump làm lung lay nguồn cung dầu Nga

Tin tức dầu mỏ: Triển vọng tích cực khi đe dọa thuế quan của Trump làm lung lay nguồn cung dầu Nga

Mức thuế dự kiến lên tới 500% mà ông Trump áp lên người mua dầu Nga có thể loại bỏ tới 1 triệu thùng mỗi ngày khỏi nguồn cung toàn cầu và làm thay đổi dòng chảy thương mại dầu mỏ. WTI và Brent bật tăng trước rủi ro địa chính trị khi giới giao dịch chuẩn bị cho các biện pháp trừng phạt; WTI đóng cửa ở 68.45 USD, Brent ở 70.30 USD. Trung Quốc và Ấn Độ có thể giảm mua dầu Nga, thúc đẩy nhu cầu với các loại dầu không xuất xứ từ Nga ngay lập tức.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ