Giá dầu lao dốc trước bối cảnh căng thẳng địa chính trị hạ nhiệt cùng nhu cầu suy yếu

Giá dầu lao dốc trước bối cảnh căng thẳng địa chính trị hạ nhiệt cùng nhu cầu suy yếu

Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

14:23 03/05/2024

Giá dầu đang hướng đến tuần giảm mạnh nhất kể từ tháng Hai do các dấu hiệu cho thấy rủi ro địa chính trị ở Trung Đông giảm bớt và nhu cầu nhiên liệu suy yếu trên toàn thị trường.

Dầu Brent giao dịch dưới 84 USD/thùng, giảm hơn 6% trong tuần. Trong khi đó, dầu thô WTI đang ở mức gần 79 USD/thùng. Hamas đang cân nhắc đề xuất ngừng bắn tạm thời với Israel và cử đại diện đến Ai Cập để tiếp tục đàm phán. Bên cạnh đó, dữ liệu của Mỹ cho thấy nhu cầu xăng dầu đang giảm sút trước mùa du lịch hè, vốn là thời điểm tiêu thụ nhiên liệu thường tăng cao.

Giá dầu đang lao dốc và hướng đến tuần giảm mạnh nhất kể từ tháng Hai

Giá dầu đã giảm khoảng 10% so với mức cao nhất 5 tháng hồi giữa tháng Tư. Nguyên nhân là do những hậu quả từ cuộc tấn công chưa từng có tiền lệ của Iran vào Israel và Washington thúc đẩy chấm dứt xung đột ở Gaza. Bên cạnh đó, việc dự trữ dầu thô Mỹ bất ngờ tăng vọt vào thứ Tư đã châm ngòi cho sự sụt giảm của các hợp đồng tương lai, càng làm gia tăng lo ngại về nhu cầu từ Trung Quốc - nước nhập khẩu dầu hàng đầu - và sự yếu kém của các thị trường sản phẩm như dầu diesel và xăng dầu.

"Với việc Israel dường như sẵn sàng chấp thuận một thỏa thuận trao đổi con tin, thì yếu tố địa chính trị - yếu tố tác động đẩy giá dầu lên - đang nhanh chóng bị loại bỏ khỏi giá cả", theo Robert Rennie, Giám đốc chiến lược hàng hóa và carbon tại Westpac Banking "Khó có thể thấy giá dầu Brent vượt xa vùng 90-95 USD. Thêm vào đó, việc giá giảm xuống dưới 85 USD cho thấy đỉnh giá quan trọng có thể đã đạt được."

Giá dầu giảm mạnh đã làm dấy lên đồn đoán rằng OPEC+ sẽ kéo dài thời gian cắt giảm sản lượng. Theo khảo sát của Bloomberg, gần 90% thương nhân và nhà phân tích dự đoán tổ chức này sẽ duy trì hạn chế sản xuất trong cuộc họp vào ngày 1/6. Tuy nhiên, có khả năng bất đồng nội bộ tại cuộc họp, sau khi công ty dầu mỏ chủ chốt của UAE tuyên bố họ đã nâng cao năng lực sản xuất. Điều này sẽ củng cố lập trường của UAE, yêu cầu được phép bơm thêm dầu.

Trong cuộc họp báo cáo thu nhập vào thứ Năm, Giám đốc tài chính của Shell Plc, Sinead Gorman cho biết, OPEC "sẽ tạo ra sự khác biệt về cán cân cung- cầu". Điều này diễn ra sau cảnh báo của IEA vào tháng trước rằng thị trường dầu mỏ toàn cầu có thể rơi vào tình trạng thặng dư trở lại nếu nhóm này và các đồng minh nới lỏng hạn chế nguồn cung khi nhu cầu giảm.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Giá dầu giảm sau động thái "nhún nhường" của Trump với Nga, thị trường thận trọng trước rủi ro thuế quan

Giá dầu giảm sau động thái "nhún nhường" của Trump với Nga, thị trường thận trọng trước rủi ro thuế quan

Giá dầu giảm trong phiên thứ Ba sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra thời hạn 50 ngày cho Nga nhằm kết thúc chiến sự ở Ukraine, làm dịu lo ngại về nguồn cung tức thời. Thị trường cân nhắc khả năng Mỹ thực sự áp lệnh trừng phạt hoặc thuế quan với các nước mua dầu Nga. Dù nhu cầu quý III vẫn được đánh giá mạnh, các cảnh báo thuế từ Trump đối với EU và Mexico tiếp tục gây áp lực lên triển vọng tăng trưởng toàn cầu và tiêu thụ năng lượng.
Sự yếu kém của USD có thể kích hoạt lại đà tăng giá của vàng

Sự yếu kém của USD có thể kích hoạt lại đà tăng giá của vàng

Theo các nhà phân tích kim loại quý tại Heraeus, mặc dù hiệu suất giá vàng gần đây có phần chậm lại, sự suy yếu của đồng Đô la Mỹ có thể đủ để khởi động đợt tăng giá tiếp theo, trong khi bạc đang được hưởng lợi từ nhu cầu bán dẫn phá kỷ lục và bạch kim chứng kiến sản xuất trang sức tăng vọt.
Nhận định giá bạc: Đà tăng bị gián đoạn

Nhận định giá bạc: Đà tăng bị gián đoạn

Bạc đã thiết lập mức đỉnh mới trong xu hướng tăng vào thứ Hai trước khi đảo chiều mạnh, cho thấy khả năng bước vào giai đoạn điều chỉnh sau khi kiểm tra ngưỡng kháng cự gần khu vực trung tâm của kênh xu hướng tăng.
Tin tức dầu mỏ: Triển vọng tích cực khi đe dọa thuế quan của Trump làm lung lay nguồn cung dầu Nga

Tin tức dầu mỏ: Triển vọng tích cực khi đe dọa thuế quan của Trump làm lung lay nguồn cung dầu Nga

Mức thuế dự kiến lên tới 500% mà ông Trump áp lên người mua dầu Nga có thể loại bỏ tới 1 triệu thùng mỗi ngày khỏi nguồn cung toàn cầu và làm thay đổi dòng chảy thương mại dầu mỏ. WTI và Brent bật tăng trước rủi ro địa chính trị khi giới giao dịch chuẩn bị cho các biện pháp trừng phạt; WTI đóng cửa ở 68.45 USD, Brent ở 70.30 USD. Trung Quốc và Ấn Độ có thể giảm mua dầu Nga, thúc đẩy nhu cầu với các loại dầu không xuất xứ từ Nga ngay lập tức.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ