Giá dầu tăng nhẹ khi nhà đầu tư theo dõi diễn biến từ Nga, OPEC và đàm phán thương mại

Giá dầu tăng nhẹ khi nhà đầu tư theo dõi diễn biến từ Nga, OPEC và đàm phán thương mại

Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

08:52 14/07/2025

Giá dầu tăng nhẹ đầu tuần khi thị trường chú ý đến các lệnh trừng phạt mới của Mỹ và EU đối với Nga, làm dấy lên lo ngại về gián đoạn nguồn cung. Tuy nhiên, đà tăng bị kìm hãm bởi sản lượng vượt hạn ngạch của Ả Rập Xê Út và lo ngại về nhu cầu toàn cầu trong bối cảnh bất ổn thương mại.

Giá dầu tăng nhẹ vào thứ Hai, tiếp nối đà tăng hơn 2% từ phiên cuối tuần, trong bối cảnh thị trường theo dõi sát sao các lệnh trừng phạt mới của Mỹ đối với Nga – yếu tố có thể làm gián đoạn nguồn cung toàn cầu. Tuy nhiên, đà tăng vẫn bị hạn chế do việc Ả Rập Xê Út nâng sản lượng dầu và tâm lý thận trọng xoay quanh các chính sách thuế quan toàn cầu.

Cụ thể, hợp đồng tương lai dầu Brent tăng 8 cent, đạt 70.44 USD/thùng kéo dài đà tăng 2.51% từ phiên thứ Sáu. Hợp đồng tương lai dầu thô West Texas Intermediate (WTI) của Mỹ cũng tăng nhẹ 5 cent lên 68.50 USD/thùng, sau khi tăng 2.82% trong phiên trước đó.

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm Chủ Nhật cho biết sẽ gửi hệ thống tên lửa phòng không Patriot tới Ukraine, đồng thời dự kiến đưa ra một tuyên bố quan trọng về Nga vào thứ Hai. Ông Trump tỏ rõ sự thất vọng với Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc thiếu tiến triển trong đàm phán hòa bình và các cuộc không kích ngày càng leo thang vào các thành phố Ukraine.

Trong nỗ lực gia tăng sức ép lên Moscow nhằm thúc đẩy đàm phán hòa bình, một dự luật lưỡng đảng tại Quốc hội Mỹ – đề xuất các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với Nga – đang nhận được nhiều ủng hộ, song vẫn cần thêm sự hậu thuẫn từ ông Trump.

Song song, các đặc phái viên của Liên minh châu Âu cũng đang tiến gần đến việc thông qua gói trừng phạt thứ 18 đối với Nga, trong đó có thể bao gồm việc áp giá trần thấp hơn đối với dầu mỏ Nga, theo tiết lộ từ bốn nguồn tin EU sau cuộc họp hôm Chủ Nhật.

Tính trong cả tuần trước, dầu Brent tăng 3%, trong khi WTI ghi nhận mức tăng khoảng 2.2%, sau khi Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cảnh báo rằng thị trường dầu toàn cầu có thể đang chặt chẽ hơn so với đánh giá ban đầu. Nhu cầu dự kiến sẽ được hỗ trợ bởi hoạt động cao điểm tại các nhà máy lọc dầu trong mùa hè, nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại và sử dụng điện.

Tuy nhiên, đà tăng giá dầu bị kìm hãm bởi thông tin cho thấy Ả Rập Xê Út đã tăng sản lượng vượt quá hạn ngạch theo thỏa thuận với Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các đồng minh (OPEC+). Theo IEA, sản lượng dầu của Ả Rập Xê Út trong tháng 6 đạt 9.8 triệu thùng/ngày – vượt mục tiêu đề ra 9.37 triệu thùng/ngày khoảng 430,000 thùng.

Dù vậy, Bộ Năng lượng Ả Rập Xê Út hôm thứ Sáu khẳng định nước này vẫn tuân thủ đầy đủ cam kết tự nguyện trong thỏa thuận OPEC+, đồng thời cho biết lượng dầu thô thực tế đưa ra thị trường trong tháng 6 là 9.352 triệu thùng/ngày – đúng với hạn ngạch đã thống nhất.

Ngoài ra, ANZ cho biết dữ liệu giao dịch hàng hóa sơ bộ của Trung Quốc – dự kiến công bố vào thứ Hai tới – sẽ là chỉ báo quan trọng để đánh giá liệu nhu cầu năng lượng yếu có tiếp tục kéo dài hay không.

Các nhà đầu tư cũng đang theo dõi chặt chẽ kết quả các cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và các đối tác lớn, vì kết quả các cuộc đối thoại này có thể tác động mạnh tới triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu và nhu cầu nhiên liệu trong thời gian tới.

Reuters

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tin tức dầu mỏ: Triển vọng tích cực khi đe dọa thuế quan của Trump làm lung lay nguồn cung dầu Nga

Tin tức dầu mỏ: Triển vọng tích cực khi đe dọa thuế quan của Trump làm lung lay nguồn cung dầu Nga

Mức thuế dự kiến lên tới 500% mà ông Trump áp lên người mua dầu Nga có thể loại bỏ tới 1 triệu thùng mỗi ngày khỏi nguồn cung toàn cầu và làm thay đổi dòng chảy thương mại dầu mỏ. WTI và Brent bật tăng trước rủi ro địa chính trị khi giới giao dịch chuẩn bị cho các biện pháp trừng phạt; WTI đóng cửa ở 68.45 USD, Brent ở 70.30 USD. Trung Quốc và Ấn Độ có thể giảm mua dầu Nga, thúc đẩy nhu cầu với các loại dầu không xuất xứ từ Nga ngay lập tức.
Tin tức giá vàng: Dữ liệu CPI sẽ quyết định giá vàng sẽ tăng từ ngưỡng 3,310.48 hay là sẽ quay đầu giảm

Tin tức giá vàng: Dữ liệu CPI sẽ quyết định giá vàng sẽ tăng từ ngưỡng 3,310.48 hay là sẽ quay đầu giảm

Báo cáo CPI công bố ngày 15/7 có thể tạo ra đột phá cho vàng ra khỏi phạm vi dao động $3,120.76–$3,500.20, với $3,310.48 đóng vai trò là mốc xoay chiều quan trọng. Nếu CPI thấp hơn kỳ vọng, khả năng Fed cắt giảm lãi suất tăng lên, lợi suất Kho bạc giảm, vàng có thể hướng tới vùng $3,500.20. Ngược lại, nếu lạm phát vượt dự báo, giá vàng có nguy cơ giảm xuống dưới $3,310.48, tiến về hỗ trợ quanh $3,120.76.
Giá vàng đạt đỉnh cao ba tuần khi Trump mở rộng chiến tranh thương mại

Giá vàng đạt đỉnh cao ba tuần khi Trump mở rộng chiến tranh thương mại

Giá vàng tăng lên mức cao nhất trong ba tuần vào đầu tuần này, được hỗ trợ bởi tâm lý phòng ngừa rủi ro sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa áp thuế mới đối với EU và Mexico. Thị trường đang theo dõi dữ liệu lạm phát Mỹ để đánh giá triển vọng lãi suất, trong khi giá bạc tăng và bạch kim, palladium giảm nhẹ.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ