Giá dầu vọt đỉnh 4 tháng sau "đòn thép" của Mỹ với Nga

Giá dầu vọt đỉnh 4 tháng sau "đòn thép" của Mỹ với Nga

07:41 13/01/2025

Giá dầu tiếp tục đà tăng, chạm mức cao nhất trong hơn bốn tháng khi làn sóng trừng phạt mới từ Mỹ nhằm vào ngành năng lượng của Nga đe dọa làm gián đoạn nguồn cung trên thị trường toàn cầu vốn đã thắt chặt.

Dầu Brent vượt mốc 81 USD/thùng sau khi tăng gần 4% trong phiên trước đó. Dầu WTI giao dịch quanh mức 78 USD. Mỹ vừa áp đặt các lệnh trừng phạt mạnh tay và toàn diện nhất từ trước đến nay đối với ngành dầu mỏ của Nga vào thứ Sáu, nhắm vào hai nhà xuất khẩu lớn, các công ty bảo hiểm và hơn 150 tàu chở dầu.

Động thái quyết liệt này diễn ra chưa đầy hai tuần trước khi Donald Trump nhậm chức, làm dấy lên lo ngại tại các thị trường trọng điểm như Ấn Độ và Trung Quốc, khi các nhà máy lọc dầu ở đây có thể buộc phải tìm nguồn cung thay thế. Sau cuộc xâm lược Ukraine của Moscow năm 2022, Ấn Độ đã trở thành nhà nhập khẩu dầu thô Nga quan trọng, trong khi Trung Quốc là nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới.

Quyền chọn dầu thô phát tín hiệu tăng giá khi phí mua quyền mua tăng vọt

Giá dầu thô đã tăng mạnh trong những tuần gần đây, do thời tiết lạnh hơn, tồn kho dầu tại Mỹ sụt giảm và đồn đoán rằng chính quyền của ông Trump có thể siết chặt các lệnh trừng phạt đối với dòng chảy dầu từ Iran trong những tháng tới. Gói trừng phạt toàn diện từ chính quyền Tổng thống Biden sắp mãn nhiệm càng làm thị trường thêm biến động và gây khó khăn cho chính sách của OPEC+, vốn dự định bắt đầu nới lỏng các hạn chế sản lượng vào cuối năm nay sau hàng loạt lần trì hoãn.

Đà tăng của giá dầu cũng có thể tạo thêm thách thức mới cho các ngân hàng trung ương, bao gồm cả Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nếu điều này khiến lạm phát trở nên dai dẳng hơn. Các nhà đầu tư đã giảm kỳ vọng về tốc độ cắt giảm lãi suất của Fed trong năm nay, khi nền kinh tế Mỹ vẫn duy trì đà tăng trưởng vững chắc và áp lực về giá chưa hạ nhiệt.

Citigroup Inc. cho biết tới 30% đội tàu chở dầu "ngoài luồng" chưa đăng kí của Nga có thể bị ảnh hưởng, đe dọa khoảng 800,000 thùng dầu mỗi ngày, mặc dù mức sụt giảm thực tế có thể thấp hơn một nửa con số này. Trong khi đó, Goldman Sachs Group Inc. nhận định họ chưa điều chỉnh kỳ vọng về nguồn cung dầu từ Nga, do giá dầu có thể được giảm sâu hơn để khuyến khích người mua.

Theo ông Vishnu Varathan, trưởng bộ phận kinh tế và chiến lược tại Mizuho Bank Ltd, “Cán cân dầu toàn cầu sẽ hỗ trợ giá dầu ổn định thay vì tăng vọt, khi sản lượng từ các nước ngoài OPEC và ngoài Nga được dự báo sẽ dễ dàng đáp ứng nhu cầu.” Ông cũng nhận định “Dầu Nga có thể vẫn len lỏi vào nguồn cung toàn cầu bất chấp các lệnh trừng phạt. Điều này đã xảy ra nhiều lần trước đây.”

Khi biến động giá gia tăng, một số phân khúc của thị trường phái sinh đã phát ra tín hiệu cảnh báo. Quyền chọn dầu đang lấy lại sắc thái lạc quan khi mức biến động hàm ý tăng lên và độ lệch nghiêng về quyền chọn mua, tính đến phiên đóng cửa hôm thứ Sáu. Các mức chênh lệch giá theo thời gian cũng tăng mạnh.

Đã xuất hiện dấu hiệu cho thấy nguồn cung dầu của Nga đang chịu áp lực trong những tuần gần đây, khi xuất khẩu dầu thô qua đường biển của nước này được ước tính đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 8/2023. Trong khi đó, tại châu Á, một số nhà máy lọc dầu ở Ấn Độ và Trung Quốc đã gia tăng mua dầu từ Trung Đông và khu vực Đại Tây Dương do lo ngại các biện pháp hạn chế nhập khẩu từ Nga và Iran có thể làm giảm khả năng tiếp cận nguồn cung.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Nhà đầu tư nước ngoài đổ bộ vào trái phiếu chính phủ Mỹ, nắm giữ vượt 9 nghìn tỷ USD giữa sóng gió thuế quan

Nhà đầu tư nước ngoài đổ bộ vào trái phiếu chính phủ Mỹ, nắm giữ vượt 9 nghìn tỷ USD giữa sóng gió thuế quan

Lượng trái phiếu chính phủ Mỹ do nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ tiếp tục tăng, vượt ngưỡng 9 nghìn tỷ USD trong tháng 5, bất chấp biến động từ chính sách thuế quan. Dòng vốn rút lui trong tháng 4 đã nhanh chóng đảo chiều khi các nhà đầu tư toàn cầu, đặc biệt Nhật Bản và Anh, gia tăng mua vào mạnh mẽ. Trong khi Trung Quốc liên tục giảm nắm giữ do áp lực nội tại, dòng vốn chảy vào thị trường chứng khoán và trái phiếu Mỹ đạt mức cao kỷ lục, cho thấy sức hút bền vững của tài sản an toàn hàng đầu thế giới.
Cổ phiếu châu Á tăng nhờ dữ liệu kinh tế Mỹ khả quan, đồng yen suy yếu trước thềm bầu cử Nhật Bản

Cổ phiếu châu Á tăng nhờ dữ liệu kinh tế Mỹ khả quan, đồng yen suy yếu trước thềm bầu cử Nhật Bản

Cổ phiếu châu Á đồng loạt tăng trong phiên cuối tuần, được hỗ trợ bởi số liệu kinh tế Mỹ tích cực và kết quả kinh doanh ổn định, mặc dù vẫn tồn tại những lo ngại về thuế quan. Đồng yen giảm giá trước thềm cuộc bầu cử Thượng viện Nhật Bản, tạo sức ép lên thị trường trong nước. Đồng USD có dấu hiệu hồi phục nhẹ, trong khi lợi suất trái phiếu chính hủvà giá dầu duy trì ổn định, giữa bối cảnh rủi ro địa chính trị vẫn hiện hữu.
Doanh nghiệp Mỹ sử dụng quyền chọn euro để phòng ngừa rủi ro biến động tỷ giá

Doanh nghiệp Mỹ sử dụng quyền chọn euro để phòng ngừa rủi ro biến động tỷ giá

Một số công ty Mỹ đang tận dụng các quyền chọn bán euro nhằm bảo vệ doanh thu dự kiến từ châu Âu trước nguy cơ biến động tỷ giá, khi đồng euro có xu hướng tăng giá so với đồng USD. Trong bối cảnh thị trường Mỹ duy trì đà tăng và chính sách thuế nhập khẩu được hoãn lại, nhà đầu tư giảm kỳ vọng về việc đồng đô la tiếp tục suy yếu, khiến các doanh nghiệp áp dụng các công cụ phái sinh như quyền chọn và collars để hạn chế rủi ro tài chính và duy trì ổn định dòng tiền.
Lạm phát lõi của Nhật Bản chững lại nhưng vẫn vượt mục tiêu, thúc đẩy kỳ vọng BoJ sẽ tiếp tục tăng lãi suất

Lạm phát lõi của Nhật Bản chững lại nhưng vẫn vượt mục tiêu, thúc đẩy kỳ vọng BoJ sẽ tiếp tục tăng lãi suất

Lạm phát lõi của Nhật Bản trong tháng 6 giảm tốc so với tháng trước nhưng vẫn duy trì trên mức mục tiêu 2% trong hơn ba năm, phản ánh áp lực giá cả kéo dài. Trước bối cảnh kinh tế gặp nhiều rủi ro và căng thẳng thương mại, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) sẽ cân nhắc kỹ lưỡng các dữ liệu này khi quyết định chính sách lãi suất tại cuộc họp tháng 7.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ