Giao hàng ngô sang Trung Quốc tăng mạnh

Giao hàng ngô sang Trung Quốc tăng mạnh

14:40 11/01/2022

Theo báo cáo từ USDA giao hàng ngô tăng mạnh, đậu tương giảm mạnh và lúa mì tăng nhẹ so với tuần trước. Lũy kế từ đầu niên vụ, cả ba nông sản đều thấp hơn so với cùng kỳ năm trước.

Báo cáo thanh tra xuất khẩu nông sản hàng tuần (Saigon Futures)
Báo cáo thanh tra xuất khẩu nông sản hàng tuần (Saigon Futures)

Trong báo cáo Thanh tra xuất khẩu hàng tuần được phát hành từ Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) tính đến tuần kết thúc ngày 06/01/2022 ghi nhận giao hàng ngô tăng mạnh, đậu tương giảm mạnh và lúa mì tăng nhẹ so với tuần trước. Lũy kế từ đầu niên vụ, cả ba nông sản đều thấp hơn so với cùng kỳ năm trước.

Bảng: Tóm tắt các số liệu

Tóm tắt số liệu báo cáo thanh tra xuất khẩu nông sản hàng tuần (Saigon Futures)

Giao hàng ngô sang Trung Quốc tăng mạnh trong tuần trước

Dữ liệu hàng lên tàu ngô Mỹ niên vụ 2021/22 hàng tuần đạt 1.023 triệu tấn, tăng 35% so với tuần trước đó. Các số liệu giao hàng không ngoài dự đoán từ thị trường trong vùng từ 600 – 1,023 nghìn tấn. Tích lũy hàng lên tàu từ đầu niên vụ đạt 14.1 triệu tấn, thấp hơn 15% so với cùng năm trước. Giao hàng ngô đang tăng mạnh so với tuần trước đó, nhưng vẫn đang thấp hơn so với cùng kỳ năm trước. Xu hướng tăng giao hàng ngô Mỹ trong năm trước từ giai đoạn giữa tháng 12 đến tháng 1 năm sau của vụ trước 2020/21 là rõ ràng hơn. Mexico là điểm đến hàng đầu của ngô Mỹ trong tuần vừa qua, tăng mạnh 69% so với tuần trước. Trung Quốc là điểm đến thứ 2 của ngô Mỹ trong tuần vừa qua, tăng 317% so với tuần trước.

Báo cáo thanh tra xuất khẩu nông sản: giao hàng ngô Mỹ

Giao hàng đậu tương Mỹ tiếp tục trong xu hướng giảm mạnh

Dữ liệu hàng lên tàu đậu tương Mỹ vụ 2021/22 đạt 905.1 nghìn tấn, giảm đến 44% so với tuần trước đó. Các số liệu chính thức gây bất ngờ cho thị trường khi thấp hơn so với vùng dự báo trong khoảng từ 950 – 1,500 nghìn tấn. Tích lũy hàng lên tàu từ đầu vụ đạt 31.65 triệu tấn, thấp hơn 23% so với cùng kỳ năm trước. Giao hàng đậu tương vẫn chưa thoát khỏi xu hướng giảm mạnh và thấp hơn so với cùng kỳ năm trước. Trung Quốc vẫn là điểm đến lớn hàng đầu của đậu tương Mỹ trong tuần vừa qua, nhưng giảm mạnh đến 23% so với tuần trước đó. Các lô hàng sang Trung Quốc giảm là nguyên nhân chủ yếu kéo lượng giao hàng đậu tương tổng sụt giảm.

Báo cáo thanh tra xuất khẩu nông sản: giao hàng đậu tương

Giao hàng lúa mì Mỹ hồi phục nhẹ so với tuần trước đó

Dữ liệu hàng lên tàu lúa mì Mỹ trong tuần kết thúc ngày 06/01 đạt 233 nghìn tấn, cao hơn 1% so với tuần trước đó. Các số liệu chính thức không có gì bất ngờ đối với thị trường khi vẫn nằm trong vùng dự báo từ 175 – 400 nghìn tấn. Tích lũy hàng lên tàu từ đầu vụ đạt 12.4 triệu tấn, thấp hơn 19% so với cùng kỳ năm trước. Nhật Bản và Indonesia là hai quốc gia đứng đầu về lượng giao hàng lúa mì xuất khẩu của Mỹ.

Báo cáo thang tra xuất khẩu nông sản: giao hàng lúa mì


Bài phân tích được thực hiện bởi đội ngũ Phân tích CTCP Saigon Futures - TVKD xuất sắc của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam năm 2020. Mọi thắc mắc về thị trường và tư vấn đầu tư, Quý NĐT vui lòng liên hệ:

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

OPEC dự báo nhu cầu dầu tiếp tục tăng đến năm 2050 - IEA nhận định nguồn cầu đạt đỉnh năm 2030

OPEC dự báo nhu cầu dầu tiếp tục tăng đến năm 2050 - IEA nhận định nguồn cầu đạt đỉnh năm 2030

Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) dự báo nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tăng 19%, đạt mức 123 triệu thùng/ngày (bpd) vào năm 2050, với Ấn Độ và châu Phi là những khu vực đóng góp chính cho tăng trưởng. Dự báo này hoàn toàn trái ngược với quan điểm của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), cơ quan dự đoán nhu cầu dầu sẽ đạt đỉnh vào năm 2030 trước khi bắt đầu suy giảm.
Đức đạt được cột mốc lưu trữ khí đốt sau khi giá giảm mạnh

Đức đạt được cột mốc lưu trữ khí đốt sau khi giá giảm mạnh

Các nhà giao dịch đã tăng cường đặt chỗ tại các địa điểm lưu trữ khí đốt tự nhiên của Đức, đánh dấu một sự thay đổi mạnh mẽ so với đầu năm nay khi quốc gia này kết thúc mùa đông với lượng dự trữ ở mức thấp nhất trong ba năm và cấu trúc thị trường bất thường khiến việc bổ sung trở nên không có lợi nhuận.
Tại sao OPEC+ lại mạnh tay gia tăng sản lượng và chơi chiến lược cứng rắn

Tại sao OPEC+ lại mạnh tay gia tăng sản lượng và chơi chiến lược cứng rắn

OPEC+ một lần nữa khiến thị trường dầu mỏ bất ngờ khi công bố mức tăng sản lượng lớn hơn nhiều so với dự đoán cho tháng Tám. Thay vì mức tăng 411,000 thùng mỗi ngày (bpd) như giới phân tích kỳ vọng, liên minh gồm tám thành viên OPEC+ do Ả Rập Saudi và Nga dẫn đầu đã quyết định bổ sung 548,000 bpd vào tổng sản lượng trong tháng tới.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ