Kỳ vọng lạm phát ảnh hưởng như thế nào tới các thị trường trong giai đoạn này?

Kỳ vọng lạm phát ảnh hưởng như thế nào tới các thị trường trong giai đoạn này?

18:21 19/08/2020

Đối với các nhà đầu tư đang lo lắng về việc kỳ vọng lạm phát gia tăng có thể gây hại cho các tài sản rủi ro thì lịch sử sẽ cho chúng ta sự yên tâm!

  • Nếu bạn đã nghiên cứu về kinh tế học lâu như tôi, bạn sẽ rũ bỏ niềm tin rằng lạm phát có thể sinh ra nhưng vấn đề tồi tệ.
  • Giai đoạn lạm phát thấp và ổn định đã chứng minh rằng nó ảnh hướng xấu tới các tài sản rủi ro hơn là thời kỳ lạm phát.
  • Điều quan trọng nhất là kỳ vọng lạm phát cao hơn có thể làm giảm lợi suất thực, như đồng nghiệp của tôi, ông Ye Xie đã chỉ ra. Nó cũng ngụ ý rằng định giá của các công ty sẽ cao hơn.
  • Cả hai yếu tố vừa kể trên đều có lợi cho thị trường cổ phiếu. Bảng sau đây cho thấy cả chỉ số S&P500 và MSCI Châu Á - Thái Bình Dương đều hoạt động tốt trong những giai đoạn lạm phát. Chênh lệch lợi suất trái phiếu thông thường và trái phiếu chống lạm phát tăng 100 điểm trong vòng 100 ngày.
Các thời kỳ lạm phát ảnh hưởng tới tài sản rủi ro như thế nào.
  • Đối với tài sản rủi ro của khu vực các nền kinh tế mới nổi, kỳ vọng lạm phát gia tăng khiến cho hoạt động xuất khẩu tại đây được hưởng lợi và tác động tích cực tới các tài sản rủi ro.
  • Tất nhiên, tất cả sẽ tốt hơn nếu kỳ vọng lạm phát bắt đầu tăng từ mức thấp, giả sử là dưới 2%, vì sẽ có ít rủi ro hơn về chính sách tiền tệ thắt chặt khiến cho kỳ vọng lạm phát suy yếu. Lịch sử đã chỉ ra rằng điều này đúng với thị trường cổ phiếu và đối với thị trường trái phiếu có lợi suất cao, ví dụ như trái phiếu của Indonesia và Ấn Độ.
  • Ngược lại, nguy cơ giảm phát có thể đặc biệt ảnh hưởng xấu tới thị trường. Kỳ vọng lạm phát thấp và giảm phát thường cho thấy một kịch bản tồi tệ - mặc dù trái phiếu của Indonesia và Ấn Độ đều đã vượt qua những cơn bão như vậy trước đó.
  • Khi nói đến tiền tệ, kỳ vọng lạm phát tăng đặc biệt tốt cho đồng tiền của các nền kinh tế có lợi suất thấp tại châu Á.
  • Đối với các Quốc gia có lợi suất cao hơn, rủi ro về sự tăng vọt lợi suất trái phiếu Kho bạc Hoa Kỳ có thể sẽ gây ảnh hướng xấu tới đồng tiền của họ.
  • Dù sao đi nữa, kỳ vọng lạm phát tại thời điểm hiện tại chưa có nhiều nguy hiểm.
  • Triển vọng đối với các tài sản rủi ro có thể trở nên thách thức hơn nếu kỳ vọng lạm phát vượt quá 2%.
  • Ở giai đoạn đó, định hướng chính sách tiền tệ của Fed sẽ rất quan trọng. Trước mắt, lạm phát nóng lên trong thời gian hiện tại sẽ không kích hoạt kỳ vọng về một chính sách thắt chặt hơn – Điều này sẽ tiếp tục thúc đẩy cho thị trường cổ phiếu, trái phiếu và tiền tệ khu vực mới nổi.
  • Ngược lại, Fed sẽ cần thuyết phục các nhà đầu tư rằng họ có ý muốn và có khả năng kiểm soát lạm phát trong trung hạn. Nếu không, viễn cảnh CPI tăng nhanh đột ngột sẽ khiến chúng ta cần phải nhìn nhận lại về triển vọng của các tài sản rủi ro.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Trump tiếp tục chỉ trích Chủ tịch Fed Powell, để ngỏ khả năng sa thải giữa lo ngại về tính độc lập của ngân hàng trung ương

Trump tiếp tục chỉ trích Chủ tịch Fed Powell, để ngỏ khả năng sa thải giữa lo ngại về tính độc lập của ngân hàng trung ương

Tổng thống Donald Trump cho biết ông không có kế hoạch sa thải Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell, dù vẫn để ngỏ khả năng này. Ông tiếp tục chỉ trích Powell vì không hạ lãi suất và đề cập đến dự án cải tạo trụ sở Fed như một lý do có thể dẫn đến thay đổi nhân sự. Các chuyên gia và nghị sĩ cảnh báo việc can thiệp vào Fed có thể đe dọa tính độc lập của ngân hàng trung ương và gây bất ổn thị trường.
Thị trường chao đảo theo trò chơi quyền lực từ Washington - Số phận của Powell sẽ ra sao?

Thị trường chao đảo theo trò chơi quyền lực từ Washington - Số phận của Powell sẽ ra sao?

Thị trường chứng khoán khởi đầu phiên với tâm lý căng thẳng sau khi có tin Trump không chỉ cân nhắc việc sa thải Powell mà còn được cho là đã chuẩn bị sẵn thư sa thải. Ngay sau đó, Tổng thống "lật kèo", bất ngờ khẳng định chưa có kế hoạch cụ thể nào nhằm thay Powell. Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả Stephen Innes.
Tâm lý nhà sản xuất Nhật Bản cải thiện trong tháng 7 bất chấp lo ngại về thuế quan

Tâm lý nhà sản xuất Nhật Bản cải thiện trong tháng 7 bất chấp lo ngại về thuế quan

Tâm lý kinh doanh của các nhà sản xuất Nhật Bản đã cải thiện nhẹ trong tháng 7, được thúc đẩy bởi dấu hiệu phục hồi trong ngành bán dẫn. Tuy nhiên, những lo ngại về thuế quan từ Mỹ và xuất khẩu sụt giảm vẫn gây áp lực lên các lĩnh vực chủ chốt như ô tô. Trong khi đó, ngành dịch vụ cho thấy sự phân hóa rõ rệt, phản ánh môi trường kinh tế còn nhiều bất định.
Trump liên tục gây sức ép buộc Chủ tịch Fed từ chức, thị trường lo ngại về tính độc lập và rủi ro lạm phát

Trump liên tục gây sức ép buộc Chủ tịch Fed từ chức, thị trường lo ngại về tính độc lập và rủi ro lạm phát

Tổng thống Trump gia tăng chỉ trích và kêu gọi Chủ tịch Fed Jerome Powell từ chức, làm dấy lên lo ngại về khả năng can thiệp chính trị vào chính sách tiền tệ. Nhà đầu tư phản ứng bằng cách điều chỉnh danh mục, khiến lợi suất trái phiếu dài hạn tăng do kỳ vọng lạm phát và rủi ro mất niềm tin vào Fed.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ