Lạm phát Nhật Bản vượt dự báo: Liệu đã thích hợp để BoJ chấm dứt kỷ nguyên lãi suất âm?

Lạm phát Nhật Bản vượt dự báo: Liệu đã thích hợp để BoJ chấm dứt kỷ nguyên lãi suất âm?

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

13:45 27/02/2024

Lạm phát của Nhật Bản vượt dự báo trong tháng 1/2024, củng cố khả năng Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) loại bỏ chính sách lãi suất âm trong những tháng tới.

Lợi suất TPCP tăng vọt sau khi CPI Nhật tăng 2% yoy, phù hợp với mục tiêu lạm phát của BoJ. Lợi suất TPCP kỳ hạn 2 năm đã tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2011 sau khi dữ liệu do Bộ Nội vụ công bố hôm 27/02 vượt ước tính là 1.9%.

Kazuya Fujiwara, chiến lược gia trái phiếu tại Mitsubishi UFJ Morgan Stanley Securities ở Tokyo, cho biết: “Báo cáo CPI tháng 1/2024 nhấn mạnh áp lực lạm phát dai dẳng, khiến thị trường suy đoán rằng BoJ sẽ chấm dứt chính sách lãi suất âm sớm nhất là vào tháng 3”.

Dữ liệu lạm phát cao hơn dự kiến ​​càng củng cố suy đoán của thị trường rằng BoJ sắp tiến hành đợt tăng lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2007, một động thái được kỳ vọng sẽ xảy ra vào tháng 4/2024. Cổ phiếu nhóm ngân hàng tại Nhật Bản tiếp tục đà tăng nhờ triển vọng về lợi nhuận cao hơn.

Đồng yên cũng tăng nhẹ sau khi công bố dữ liệu lạm phát. Mặt khác, các nhà giao dịch hợp đồng swaps đặt cược rằng BoJ sẽ chấm dứt chính sách lãi suất âm vào tháng 6/2024.

Một trong những yếu tố chính khiến lạm phát vượt dự báo là do giá các gói du lịch nước ngoài tăng 63%. Đồng yên mất giá mạnh đang thu hút một lượng lớn khách du lịch đến Nhật Bản, đồng thời thúc đẩy chi phí đi du lịch nước ngoài của người Nhật tăng cao.

Lạm phát dự kiến ​​sẽ tiếp tục tăng vào tháng 2 khi tác động từ các biện pháp kiềm chế lạm phát của chính phủ mờ dần. Theo khảo sát của Bloomberg từ 25 chuyên gia kinh tế cho thấy lạm phát lõi (không bao gồm thực phẩm tươi sống) sẽ ở mức trung bình là 2.4% trong quý 1 và quý 2 năm 2024.

Theo Koya Miyamae, chuyên gia kinh tế cấp cao tại SMBC Nikko Securities, lạm phát lõi có thể sẽ tăng trên 2.5% trong tháng 2.

Đây là tháng thứ 22 liên tiếp lạm phát vượt mục tiêu của BoJ. Tỷ lệ lạm phát (không bao gồm thực phẩm tươi sống và năng lượng) cũng cao hơn dự kiến, tăng 3.5%, cao hơn so với mức dự báo 3.3% của các chuyên gia kinh tế. Tăng trưởng trong lĩnh vực dịch vụ chậm lại ở mức 2.2%.

Mặc dù lạm phát tăng cao, BoJ vẫn cần thận trọng trong quyết định tăng lãi suất. Nguyên nhân là do nền kinh tế Nhật Bản đang rơi vào suy thoái từ cuối năm ngoái do chi tiêu của cá nhân và tổ chức giảm mạnh. Bên cạnh đó, tăng trưởng tiền lương lại chậm hơn so với lạm phát, gây áp lực lên ngân sách hộ gia đình. Điều này cũng lý giải phần nào nguyên nhân sự ủng hộ dành cho Thủ tướng Fumio Kishida sụt giảm.

Tỷ giá USD/JPY giao dịch quanh mức cao nhất trong nhiều thập kỷ, điều này có thể đẩy giá nhập khẩu lên cao và ảnh hướng đến chi tiêu tiêu dùng trong thười gian tới. Mặc dù đồng Yên suy yếu đã giúp chứng khoán Nhật Bản leo lên mức cao kỷ lục do dòng tiền mạnh mẽ từ nhà đầu tư nước ngoài, tuy nhiên nó vẫn không thể cải thiện tâm lý nhà đầu tư trong nước.

Báo cáo hôm 27/02 cho thấy giá điện và khí đốt trong tháng 1/2024 đã giảm hơn 20% so với cùng kỳ năm trước. Giá thực phẩm chế biến (yếu tố chính gây ra lạm phát) đã tăng 5.9%, chậm lại so với mức 6.2% trong tháng 12/2023. Giá nhà ở cũng tăng 27%, chậm lại mức 59% của tháng 12/2023.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Dù phải trải qua nhiều biến động, thị trường Mỹ có vẻ vẫn vững vàng
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Dù phải trải qua nhiều biến động, thị trường Mỹ có vẻ vẫn vững vàng

Dù thế giới đang đầy biến động với các chính sách khó lường từ chính quyền Trump, căng thẳng địa chính trị và lo ngại về thâm hụt ngân sách Mỹ, thị trường chứng khoán Mỹ vẫn tiếp tục đi lên. Nhiều người dự báo "chu kỳ u ám" sẽ sớm ập đến, nhưng nhà đầu tư cá nhân, doanh nghiệp Mỹ và làn sóng AI lại đang giúp Phố Wall giữ vững niềm tin và đà tăng trưởng.
"Chủ tịch Fed ngầm" - Nước đi mới của Trump liệu có khôn ngoan?

"Chủ tịch Fed ngầm" - Nước đi mới của Trump liệu có khôn ngoan?

Sự thất vọng ngày càng lớn của cựu Tổng thống Donald Trump đối với Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell có thể thúc đẩy một động thái chưa từng có tiền lệ: công bố sớm người kế nhiệm Powell. Mặc dù nhiệm kỳ hiện tại của Powell còn đến tháng 5 năm 2026 mới kết thúc, Trump được cho là có thể đưa ra đề cử từ trước thời hạn.
Sản xuất Trung Quốc cải thiện nhẹ sau thỏa thuận thương mại, nhưng áp lực nội địa vẫn lớn

Sản xuất Trung Quốc cải thiện nhẹ sau thỏa thuận thương mại, nhưng áp lực nội địa vẫn lớn

Hoạt động nhà máy tại Trung Quốc tăng tháng thứ hai liên tiếp nhờ xuất khẩu phục hồi sau khi Bắc Kinh và Washington đạt thỏa thuận ngừng chiến thuế quan. Tuy nhiên, nhu cầu nội địa yếu và triển vọng thương mại bất ổn tiếp tục gây sức ép lên tăng trưởng và thị trường lao động.
Giảm lãi suất: Các nhà giao dịch đi trước người kế nhiệm Powell

Giảm lãi suất: Các nhà giao dịch đi trước người kế nhiệm Powell

Thị trường hiện không chỉ chạy trước Fed—mà còn chạy trước cả người kế nhiệm của Fed. Hợp đồng tương lai đang phản ánh một chu kỳ nới lỏng hậu-Powell, khi các nhà giao dịch đặt cược vào ít nhất năm lần cắt giảm lãi suất trước cuối năm 2026—tăng so với bốn lần chỉ cách đây một tháng. Động lực chính không đến từ lạm phát, mà là áp lực chính trị ngày càng gia tăng lên Powell.
BIS cảnh báo hệ thống tài chính toàn cầu đối mặt rủi ro trong kỷ nguyên bất định

BIS cảnh báo hệ thống tài chính toàn cầu đối mặt rủi ro trong kỷ nguyên bất định

Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) cảnh báo căng thẳng thương mại, bất ổn địa chính trị và nợ công gia tăng đang làm suy yếu khả năng chống chịu của hệ thống tài chính toàn cầu. Tổng giám đốc BIS Agustín Carstens gọi đây là “kỷ nguyên mới của sự bất định”, đe dọa cả trật tự kinh tế lẫn niềm tin vào các thể chế. Báo cáo cũng ghi nhận đồng USD sụt giá mạnh và lo ngại về đà phát triển thiếu kiểm soát của stablecoin.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ