Nhận định DAX và FTSE: Đà tăng cho DAX. FTSE chờ đợi động lực phục hồi?

Nhận định DAX và FTSE: Đà tăng cho DAX. FTSE chờ đợi động lực phục hồi?

Phạm Anh Vũ

Phạm Anh Vũ

Junior Analyst

14:59 04/04/2023

Đà phục hồi mạnh mẽ của chỉ số DAX trong hai tuần qua có thể là một dấu hiệu đáng khích lệ đối với phe bò.

Tuy nhiên, vẫn chưa phải thời điểm chín muồi để có một cú bứt phá tăng. Hành động giá đi ngang gần đây có thể tiếp tục trong thời gian tới.

Biểu đồ DAX D1

image1.png

Chỉ số này hiện đang kiểm tra mức kháng cự khá mạnh tại 15706. Đây là kết quả của đợt phục hồi từ một vùng hỗ trợ hợp lưu mạnh tại DMA 89 ngày, cạnh dưới của đám mây Ichimoku trên biểu đồ hàng ngày và đỉnh cuối năm 2022.

Biểu đồ DAX D1

image2.png

Hơn nữa, phân kỳ âm trên biểu đồ hàng tuần cho thấy đợt tăng kéo dài hai tuần đang yếu dần. Mặc dù điều này không có nghĩa là xu hướng tăng đang đảo ngược, nhưng khả năng một đợt tích luỹ hoặc đi ngang có thể tiếp tục.

Biểu đồ FTSE D1

image3.png

Khi xu hướng tăng rộng hơn được hình thành, việc bứt phá ngưỡng kháng cự 15706 dường như chỉ là vấn đề thời gian, nhưng không phải trong tương lai gần. Mặt khác, chỉ một cú bứt phá xuống dưới mức hỗ trợ 14458 sẽ cho thấy áp lực tăng giá đã giảm bớt.

Chỉ số FTSE 100 của Vương quốc Anh đang hướng đến mức trần quan trọng: DMA 89 ngày, cạnh dưới của đám mây Ichimoku trên biểu đồ hàng ngày gần đáy tháng 1 tại 7708. Trong khi đà tăng dường như đang mạnh, chỉ báo MACD vẫn vững chắc trong vùng giảm giá.

Biểu đồ FTSE M1

image4.png

Điều này xảy ra sau một đợt rút lui mạnh từ gần ngưỡng cản 7904, đẩy chỉ số này xuống đường trung bình động 200 ngày. Chỉ số điều chỉnh từ mức đó và FTSE sẽ cần phải xóa các rào cản quanh 7650-7710 để xu hướng tăng tiếp tục.

DailyFX

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tâm điểm dồn về ECB và chuyến thăm Fed của ông Trump khi thị trường lạc quan trước tiến triển thương mại
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Tâm điểm dồn về ECB và chuyến thăm Fed của ông Trump khi thị trường lạc quan trước tiến triển thương mại

Cả S&P 500 và NASDAQ đều thiết lập mức đỉnh lịch sử mới trong phiên giao dịch qua đêm. Chỉ số DOW cũng tăng hơn 500 điểm, được thúc đẩy bởi sự lạc quan xoay quanh thỏa thuận thương mại Mỹ–Nhật. Tại châu Á, chỉ số Nikkei của Nhật tiếp tục tăng mạnh, với đà hiện tại cho thấy khả năng lập đỉnh mới trong tầm tay.
Thị trường ăn mừng thỏa thuận thương mại Mỹ - Nhật, và "ngó lơ" bất ổn chính trị Nhật Bản
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Thị trường ăn mừng thỏa thuận thương mại Mỹ - Nhật, và "ngó lơ" bất ổn chính trị Nhật Bản

Đồng Yên suy yếu trên diện rộng tại thị trường châu Á khi tâm lý chấp nhận rủi ro tăng mạnh, nhờ thông tin về thỏa thuận thương mại được chờ đợi từ lâu giữa Nhật Bản và Mỹ. Theo thỏa thuận, mức thuế quan với hàng hóa Nhật Bản sẽ được ấn định ở mức 15%, giảm so với mức 25% từng bị đe dọa trước đó.
RBA báo hiệu tiếp tục hạ lãi suất, khu vực châu Á "méo mặt" với thuế quan
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

RBA báo hiệu tiếp tục hạ lãi suất, khu vực châu Á "méo mặt" với thuế quan

AUD/USD suy yếu trong phiên giao dịch châu Á ngày thứ Ba sau khi biên bản cuộc họp tháng 7 của RBA xác nhận quan điểm ôn hòa, bất chấp quyết định giữ nguyên lãi suất gây bất ngờ. Hội đồng điều hành vẫn có xu hướng nới lỏng thêm, với trọng tâm tranh luận xoay quanh thời điểm thay vì hướng đi chính sách.
Cổ phiếu Singapore lập đỉnh lịch sử, giá vàng  phát tín hiệu tăng giá trên khung ngày

Cổ phiếu Singapore lập đỉnh lịch sử, giá vàng phát tín hiệu tăng giá trên khung ngày

Các chỉ số chứng khoán khu vực châu Á - Thái Bình Dương khởi đầu tuần mới với xu hướng trái chiều. Dẫn đầu đà tăng là chỉ số Straits Times Index (STI) của Singapore, tăng 0.5% trong ngày, thiết lập mức đỉnh lịch sử mới tại 4,225 điểm, lần đầu tiên vượt ngưỡng tâm lý quan trọng 4,200 và củng cố xu hướng tăng mạnh mẽ.
Thị trường lao động Anh suy yếu, gia tăng áp lực lên BoE nới lỏng chính sách; GBP/USD giảm xuống dưới mốc $1.34

Thị trường lao động Anh suy yếu, gia tăng áp lực lên BoE nới lỏng chính sách; GBP/USD giảm xuống dưới mốc $1.34

Tỷ lệ thất nghiệp tại Anh tăng lên 4.7% trong tháng Năm, trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng tiền lương chững lại, củng cố kỳ vọng về một lộ trình lãi suất ôn hòa hơn từ Ngân hàng Anh (BoE). Số lượng nhân viên có lương giảm 25,000 người trong tháng Năm, cho thấy sự suy yếu của thị trường lao động dù lạm phát vẫn ở mức cao. Đồng GBP giảm giá sau dữ liệu lao động yếu kém, mặc dù lạm phát dai dẳng trong tháng Sáu khiến kỳ vọng chính sách của BoE tiếp tục biến động.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ