Nhận định USD/JPY: Liệu Yên Nhật có thể phát triển trong Q2?

Nhận định USD/JPY: Liệu Yên Nhật có thể phát triển trong Q2?

Phạm Anh Vũ

Phạm Anh Vũ

Junior Analyst

14:09 10/04/2023

Công bố dữ liệu lạm phát gần đây của Nhật Bản đã thắp lại hy vọng rằng Thống đốc Ueda sẽ xoay trục khỏi chính sách tiền tệ hiện tại.

Mặc dù BOJ dự kiến ​​sẽ duy trì tình hình hiện tại trong suốt Q2, nhưng trọng tâm vẫn là phản ứng của FED đối với cuộc khủng hoảng ngân hàng hiện tại.

XÁC SUẤT LÃI SUẤT BOJ NĂM 2023

image1.png

Suốt năm 2022 đến hiện tại, FED đã tăng lãi suất thêm 4.75% trong một năm qua. Mặc dù lãi suất cao hơn từng là động lực chính khiến đồng USD mạnh lên, nhưng chúng cũng thể hiện sự gia tăng đáng kể trong chi phí đi vay, khiến việc tài trợ nợ trở nên khó khăn hơn.

Ngay sau sự sụp đổ của Ngân hàng SVB và Signature, những lo ngại về tình hình tài chính của Credit Suisse và Ngân hàng First Republic đã làm gia tăng lo ngại. Để xoa dịu những lo ngại này, FED, Bộ Tài chính Hoa Kỳ và FDIC đã xác nhận rằng khách hàng của các ngân hàng đổ vỡ sẽ có quyền truy cập vào tiền gửi của họ. Hai ngày sau khi chính quyền Hoa Kỳ công bố các biện pháp khẩn cấp này, cổ đông lớn nhất của Credit Suisse đã nói rõ rằng họ sẽ không cung cấp bất kỳ hỗ trợ tài chính nào cho những ngân hàng đang thiếu tiền mặt.

Với một cuộc khủng hoảng ngân hàng đang hình thành ở Hoa Kỳ, lo ngại lớn dần và cũng làm tăng xác suất suy thoái kinh tế của Hoa Kỳ vào đầu năm tới lên 60%.

image2.png

Để đối phó với tình trạng hỗn loạn gần đây, kỳ vọng của FED đã giảm mạnh, thúc đẩy JPY. Với việc lợi suất của Kho bạc Hoa Kỳ tiếp tục gây căng thẳng, USD/JPY sẽ giảm thấp hơn nếu tình trạng tiếp tục trong Q2.

Với các dự báo hiện đang dự đoán rằng FED sẽ cắt giảm lãi suất 50bps trước cuối năm nay, BOJ tiếp tục kiên định với chính sách tiền tệ cực kỳ nới lỏng của mình.

Mặc dù chênh lệch lãi suất đã ảnh hưởng nặng nề đến JPY, nhưng việc định giá lại kỳ vọng lãi suất thấp hơn và hệ thống ngân hàng ổn định có thể khiến JPY tăng giá so với USD.

image3.png

Sau ba tháng giảm liên tiếp, USD/JPY đã giảm xuống khu vực giữa đợt di chuyển 2021 – 2022, trước khi tăng cao hơn. Luận điệu diều hâu của FED vào tháng 3 năm 2023 đã khiến lợi suất và USD tăng cao hơn. Mặc dù phe bò tạm thời thành công trong việc đẩy cặp tiền chính trở lại trên DMA 200 ngày (137.450), nhưng sự thay đổi trong bối cảnh cơ bản và khủng hoảng ngân hàng Hoa Kỳ đã xóa đi hầu hết phần tăng của tháng Hai.

Với vùng giá mà USD/JPY đang giao dịch trong sáu tháng qua, cả phe mua và phe bán có thể phải vượt qua một số mức kỹ thuật lớn để xác định xu hướng rõ ràng.

Biểu đồ USD/JPY W1

image4.png

Trên biểu đồ ngày bên dưới, hành động giá đang giao dịch trong mô hình nêm giảm. Sau một thời gian tích luỹ ngắn quanh DMA 50 ngày (132.500), đà giảm mạnh hơn đã bắt đầu di chuyển về phía hỗ trợ, hiện giá đang ở mức tâm lý quan trọng 130.00.

Trong ba tháng tới, mức đáy tháng 1 có thể cung cấp thêm một lớp hỗ trợ xung quanh mức 127.233. Nếu giá bứt phá xuống dưới nêm giảm, thì có thể giữ vững xu hướng giảm. Mục tiêu hỗ trợ tiếp theo nằm ở mức Fibonacci 61.8% của giai đoạn 2021 – 2022 tại 121.445.

Biểu đồ USD/JPY D1

image5.png

DailyFX

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tình hình thuế quan đã ổn định, vậy tại sao USD vẫn chưa tăng mạnh?

Tình hình thuế quan đã ổn định, vậy tại sao USD vẫn chưa tăng mạnh?

USD đang trong xu hướng tăng và sự điều chỉnh gần đây là hợp lý trong một mô hình tích lũy. Mô hình thuế quan, thời điểm linh hoạt và phản ứng của thị trường – tiếp tục hoạt động. Thị trường đã chuyển sang định giá thuế quan là yếu tố tích cực cho USD. Vàng đã phá vỡ hỗ trợ quan trọng, và khả năng giảm sâu hơn đang tăng. Các cổ phiếu khai thác cũng có thể chứng kiến áp lực bán mạnh.
Tâm điểm dồn về ECB và chuyến thăm Fed của ông Trump khi thị trường lạc quan trước tiến triển thương mại
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Tâm điểm dồn về ECB và chuyến thăm Fed của ông Trump khi thị trường lạc quan trước tiến triển thương mại

Cả S&P 500 và NASDAQ đều thiết lập mức đỉnh lịch sử mới trong phiên giao dịch qua đêm. Chỉ số DOW cũng tăng hơn 500 điểm, được thúc đẩy bởi sự lạc quan xoay quanh thỏa thuận thương mại Mỹ–Nhật. Tại châu Á, chỉ số Nikkei của Nhật tiếp tục tăng mạnh, với đà hiện tại cho thấy khả năng lập đỉnh mới trong tầm tay.
Thị trường ăn mừng thỏa thuận thương mại Mỹ - Nhật, và "ngó lơ" bất ổn chính trị Nhật Bản
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Thị trường ăn mừng thỏa thuận thương mại Mỹ - Nhật, và "ngó lơ" bất ổn chính trị Nhật Bản

Đồng Yên suy yếu trên diện rộng tại thị trường châu Á khi tâm lý chấp nhận rủi ro tăng mạnh, nhờ thông tin về thỏa thuận thương mại được chờ đợi từ lâu giữa Nhật Bản và Mỹ. Theo thỏa thuận, mức thuế quan với hàng hóa Nhật Bản sẽ được ấn định ở mức 15%, giảm so với mức 25% từng bị đe dọa trước đó.
RBA báo hiệu tiếp tục hạ lãi suất, khu vực châu Á "méo mặt" với thuế quan
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

RBA báo hiệu tiếp tục hạ lãi suất, khu vực châu Á "méo mặt" với thuế quan

AUD/USD suy yếu trong phiên giao dịch châu Á ngày thứ Ba sau khi biên bản cuộc họp tháng 7 của RBA xác nhận quan điểm ôn hòa, bất chấp quyết định giữ nguyên lãi suất gây bất ngờ. Hội đồng điều hành vẫn có xu hướng nới lỏng thêm, với trọng tâm tranh luận xoay quanh thời điểm thay vì hướng đi chính sách.
Cổ phiếu Singapore lập đỉnh lịch sử, giá vàng  phát tín hiệu tăng giá trên khung ngày

Cổ phiếu Singapore lập đỉnh lịch sử, giá vàng phát tín hiệu tăng giá trên khung ngày

Các chỉ số chứng khoán khu vực châu Á - Thái Bình Dương khởi đầu tuần mới với xu hướng trái chiều. Dẫn đầu đà tăng là chỉ số Straits Times Index (STI) của Singapore, tăng 0.5% trong ngày, thiết lập mức đỉnh lịch sử mới tại 4,225 điểm, lần đầu tiên vượt ngưỡng tâm lý quan trọng 4,200 và củng cố xu hướng tăng mạnh mẽ.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ