Nhu cầu cao từ thị trường châu Á đẩy giá vàng tăng cao

Nhu cầu cao từ thị trường châu Á đẩy giá vàng tăng cao

Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

08:07 29/05/2024

Vàng tiếp tục tỏa sáng. Vượt qua mức kỷ lục trong tháng 5, vàng vẫn là điểm nhấn trên thị trường hàng hóa, với nhu cầu chủ yếu đến từ châu Á. Trong 3 tháng qua, hợp đồng tương lai vàng giao tháng 6 đã tăng khoảng 300 USD, từ mức 2,052 USD/oz lên mức hiện tại là 2,360 USD/oz. Vào thứ Ba, giá vàng tương lai tăng 1.10% lên 2,360 USD/oz, trong khi giá vàng giao ngay tăng 0.32% lên 2,357 USD/oz.

"Thị trường vàng là một thị trường đặc biệt. Mặc dù nhu cầu toàn cầu gần như không tăng trưởng trong thập kỷ qua, giá vàng đã tăng gấp đôi. Điều này là do thay vì tổng cầu tăng, thì chính sự dịch chuyển giữa các phân khúc và khu vực cùng với sức mua mạnh mẽ của khu vực châu Á mới chính là yếu tố thúc đẩy giá vàng", theo nhóm nghiên cứu tại Julius Baer Thụy Sĩ.

Nhóm nghiên cứu của Julius Baer ​​nhận thấy những rủi ro gia tăng đối với kim loại này và cho biết sức mua mạnh mẽ của châu Á đối với vàng không chỉ được thúc đẩy bởi các yếu tố kinh tế mà còn bởi các yếu tố địa chính trị. Không có cơn sốt vàng nhưng nhu cầu ở Trung Quốc vẫn mạnh mẽ, với lượng mua của PBoC chiếm ít nhất 30% đến 50% tổng mua ròng vàng của các ngân hàng trung ương trên thế giới 2 năm qua.

Lý giải cho điều này, theo Carsten Menke - Giám đốc nghiên cứu tại Julius Baer - là do mong muốn giảm phụ thuộc vào đồng USD của Trung Quốc và phòng ngừa các lệnh trừng phạt tiềm ẩn trong tương lai.

"PBoC cho thấy dấu hiệu nhạy cảm với giá, nhưng sức mua của họ đã tăng lên khi giá vàng đi lên", ông nói thêm.

Ngoài vàng, Julius Baer cũng có cái nhìn tích cực về bạc, cả hai đều được điều chỉnh gần đây từ mức thận trọng.

Đối với vàng, dự báo giá 3 tháng và 12 tháng lần lượt là 2,450 USD/oz và 2,550 USD/oz. Trong khi đó, giá ước tính cho bạc lần lượt là 31 USD và 33 USD.

Investing

Broker listing

Cùng chuyên mục

Giá dầu tăng nhẹ nhờ triển vọng thương mại và căng thẳng địa chính trị gia tăng

Giá dầu tăng nhẹ nhờ triển vọng thương mại và căng thẳng địa chính trị gia tăng

Giá dầu tăng nhẹ nhờ triển vọng thương mại cải thiện và rủi ro địa chính trị tại Trung Đông gây gián đoạn nguồn cung. Dữ liệu kinh tế tích cực từ Trung Quốc hỗ trợ nhu cầu nhiên liệu, trong khi tồn kho dầu thô giảm tạo áp lực tăng giá. Tuy nhiên, tồn kho xăng và diesel tăng làm dấy lên lo ngại về sức cầu trong mùa du lịch.
Phân tích thị trường vàng: Đồn đoán về Fed gây biến động mạnh

Phân tích thị trường vàng: Đồn đoán về Fed gây biến động mạnh

Giá vàng đã trải qua một phiên giao dịch đầy biến động khi đồn đoán về khả năng Tổng thống Trump sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell khiến thị trường rung lắc dữ dội. Chỉ trong vòng hai giờ, giá vàng dao động gần 60 USD, phản ánh tâm lý nhạy cảm của giới đầu tư trước các bất ổn về chính sách tiền tệ. Trong khi đó, dữ liệu lạm phát trái chiều và sự suy yếu của đồng USD càng làm tăng sức hấp dẫn của kim loại quý như một kênh trú ẩn an toàn.
Các đồng tiên châu Âu kiểm tra các mức hỗ trợ quan trọng

Các đồng tiên châu Âu kiểm tra các mức hỗ trợ quan trọng

Thị trường tiền tệ châu Âu đang tạm ổn định khi nhà đầu tư chờ đợi dữ liệu kinh tế quan trọng, đặc biệt là chỉ số lạm phát từ Anh và Eurozone, nhằm xác định hướng đi tiếp theo của GBP/USD và EUR/USD. Cặp GBP/USD kiểm tra hỗ trợ quanh 1.3400, trong khi EUR/USD giữ trên 1.1500–1.1560, với rủi ro điều chỉnh sâu nếu dữ liệu không thuận lợi. Xu hướng ngắn hạn của cả hai cặp tiền tiếp tục chịu tác động từ chênh lệch chính sách tiền tệ giữa Fed và các ngân hàng trung ương châu Âu.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ