Phân tích chỉ số S&P 500 và Nasdaq 100: Đà tăng sắp kết thúc?

Phân tích chỉ số S&P 500 và Nasdaq 100: Đà tăng sắp kết thúc?

10:48 22/02/2023

Việc giảm xuống dưới ngưỡng hỗ trợ quan trọng vào thứ Ba đã phần nào làm giảm triển vọng tăng giá của các chỉ số chứng khoán Mỹ. Tuy nhiên, xu hướng tăng vẫn chưa đảo ngược trên khung thời gian ngày.

Dữ liệu kinh tế mạnh mẽ hơn dự đoán của Hoa Kỳ kể từ đầu tháng này đã dẫn đến việc thị trường quay trở lại triển vọng Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ sẽ ''diều hâu'' hơn trong tương lai. Việc mức đỉnh lãi suất dự kiến được tăng lên cộng với những bình luận mang tính cứng rắn hơn của các quan chức Fed đã củng cố cho nhận định trên.

Sự chú ý hiện giờ sẽ đổ dồn vào công bố Biên bản cuộc họp FOMC rạng sáng mai, giúp thị trường phần nào xác định lãi suất còn có thể tăng cao đến mức nào. Các chỉ báo kinh tế đang cho thấy một cuộc suy thoái nhẹ có thể xảy ra và việc lãi suất tăng cao sẽ gây ra không ít khó khăn cho nền kinh tế.

Biểu đồ ngày chỉ số S&P 500

image2.png

Trên biểu đồ ngày, việc chỉ số S&P 500 giảm xuống dưới đường xu hướng nằm ngang từ cuối năm 2022 (vào khoảng 4,100) xác nhận rằng đà tăng giá đang yếu đi. Tuy nhiên, trên biểu đồ nến mã hóa (phía trên), xu hướng tăng dường như chưa bị ảnh hưởng nhiều bất chấp phiên giao dịch giảm điểm mạnh vào thứ Ba (biểu thị bằng các nến màu xanh dương)

image3.png

Xem xét kĩ hơn, 65% số cổ phiếu trong chỉ số S&P 500 đang nằm trên đường MA 100 ngày và 60% số cổ phiếu nằm trên đường MA 200 ngày. Đặc biệt, gần 60% số cổ phiếu có phân kỳ dương MACD - dự báo đà tăng trong tương lai.

Chỉ số S&P 500 hiện đang tiếp cận ngưỡng hỗ trợ khá mạnh gồm đường MA 200 ngày và cạnh trên của đám mây Ichimoku trên biểu đồ ngày. Một ngưỡng kĩ thuật cần chú ý là mức thấp nhất trong tháng 12/2022 tại 3,765. Việc phá vỡ ngưỡng này sẽ đe dọa đà tăng kéo dài trong 4 tháng qua.

Biểu đồ nến mã hóa chỉ số Nasdaq 100

image4.png

Biểu đồ tuần chỉ số Nasdaq 100

image5.pngTương tự, Nasdaq 100 tiếp tục trong giai đoạn tăng giá như biểu đồ nến mã hóa đang cho thấy. Tuy nhiên, việc chỉ số này giảm xuống dưới mức thấp nhất của tuần trước đã khiến đà phục hồi trở nên khó khăn. Chỉ số hiện đang ''test'' ngưỡng kĩ thuật quan trọng 11,600-11,900 bao gồm đường MA 200 ngày và đường MA 200 tuần. Ngưỡng hỗ trợ tiếp theo sẽ nằm ở cạnh dưới của đám mây Ichimoku trên biểu đồ ngày.

DailyFX

Broker listing

Cùng chuyên mục

Canada rút lại thuế kỹ thuật số để cứu đàm phán thương mại với Mỹ; Đồng Loonie phục hồi nhẹ
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Canada rút lại thuế kỹ thuật số để cứu đàm phán thương mại với Mỹ; Đồng Loonie phục hồi nhẹ

Thị trường ngoại hối khởi đầu tuần mới với biến động thấp và thị trường chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều, song những diễn biến chính trị vẫn đang chi phối một số đồng tiền thuộc nhóm G10. Đồng USD hiện là đồng tiền yếu nhất, trong khi đồng CAD dù phục hồi nhẹ sau mức đáy cuối tuần vẫn chịu áp lực. Đồng JPY dẫn đầu nhờ dòng tiền trú ẩn, trong khi đồng NZD và AUD ghi nhận mức tăng nhẹ.
Chứng khoán tăng mạnh bất chấp lo ngại về đình lạm; Canada nối lại đàm phán thương mại, đồng USD suy yếu thêm
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Chứng khoán tăng mạnh bất chấp lo ngại về đình lạm; Canada nối lại đàm phán thương mại, đồng USD suy yếu thêm

Thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục đà tăng mạnh vào thứ Sáu, ngày 27/6, bất chấp những lo ngại tái xuất hiện về nguy cơ đình lạm. Chỉ số lạm phát PCE lõi trong tháng 5 tăng lên 2.7% so với cùng kỳ năm trước (cao hơn mức 2.6% của tháng 4 và dự báo thị trường), trong khi chi tiêu cá nhân giảm -0.1% so với tháng trước — mức giảm đầu tiên kể từ tháng 1, phản ánh ảnh hưởng của thuế quan và sự bất định kinh tế tới nhu cầu tiêu dùng.
Chỉ số PMI Trung Quốc trái chiều khi lĩnh vực dịch vụ khởi sắc và thuế quan ảnh hưởng đến lĩnh vực sản xuất; AUD/USD giữ vững mức tăng

Chỉ số PMI Trung Quốc trái chiều khi lĩnh vực dịch vụ khởi sắc và thuế quan ảnh hưởng đến lĩnh vực sản xuất; AUD/USD giữ vững mức tăng

Chỉ số PMI sản xuất của NBS Trung Quốc tăng nhẹ lên 49.7 vào tháng 6, nhưng lĩnh vực này vẫn trong tình trạng suy thoái. Nhu cầu bên ngoài vẫn yếu, với các đơn đặt hàng xuất khẩu mới giảm trong tháng thứ 14 liên tiếp. Lĩnh vực dịch vụ mở rộng hơn nữa khi PMI phi sản xuất của NBS tăng từ 50.3 lên 50.5 vào tháng 6.
Căng thẳng Trung Đông hạ nhiệt: Khẩu vị rủi ro tích cực, đồng USD suy yếu
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Căng thẳng Trung Đông hạ nhiệt: Khẩu vị rủi ro tích cực, đồng USD suy yếu

Xung đột tại Trung Đông từng củng cố vị thế của USD như một tài sản trú ẩn an toàn, nhưng giờ đây, chính yếu tố này lại đang khiến đồng bạc xanh suy yếu. Mối tương quan nghịch giữa USD và các chỉ số chứng khoán Mỹ, trong bối cảnh tâm lý rủi ro toàn cầu được cải thiện, đã đẩy chỉ số USD xuống mức thấp nhất trong ba năm. Nhà đầu tư xem thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Iran như dấu chấm hết cho "Cuộc chiến 12 ngày", và đang đẩy mạnh mua vào cổ phiếu.
Khẩu vị rủi ro duy trì, đồng USD kéo dài đà giảm khi thị trường chờ dữ liệu PCE vào cuối tuần
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Khẩu vị rủi ro duy trì, đồng USD kéo dài đà giảm khi thị trường chờ dữ liệu PCE vào cuối tuần

Khẩu vị rủi ro toàn cầu tiếp tục vững vàng trước thềm cuối tuần, khi cả S&P 500 và NASDAQ đêm qua đều tiến sát mức đỉnh kỷ lục. Các thị trường châu Á nối tiếp xu hướng tích cực này, với chỉ số Nikkei của Nhật Bản lần đầu tiên vượt mốc biểu tượng 40.000 điểm, tiếp nối đà tăng mạnh nhờ kỳ vọng vào AI và kết quả lợi nhuận doanh nghiệp khả quan.
Đồng USD tiến gần ngưỡng hỗ trợ quan trọng, Nikkei 225 phá vỡ kênh tích lũy
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Đồng USD tiến gần ngưỡng hỗ trợ quan trọng, Nikkei 225 phá vỡ kênh tích lũy

Đợt phục hồi hai ngày liên tiếp trên thị trường chứng khoán Mỹ đang có dấu hiệu hụt hơi, khi giới đầu tư chuyển sự chú ý sang dữ liệu kinh tế sắp công bố, định hướng chính sách của Fed và diễn biến liên quan đến thuế quan. Đặc biệt, thời hạn 90 ngày tạm hoãn áp thuế toàn cầu của Nhà Trắng (trừ Trung Quốc) sẽ kết thúc vào ngày 9/7.
Đồng USD rơi xuống đáy nhiều năm sau cam kết chi tiêu quốc phòng của NATO
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Đồng USD rơi xuống đáy nhiều năm sau cam kết chi tiêu quốc phòng của NATO

Đồng USD tiếp tục suy yếu trong phiên Á, giảm xuống đáy nhiều năm, hiệu suất yếu hơn nhiều so với EUR và GBP. Áp lực giảm hiện tại chủ yếu tập trung vào các đồng tiền chủ chốt châu Âu. Động lực mới nhất đến từ cam kết tài khóa mạnh mẽ của các đồng minh NATO, khi họ đồng ý nâng gấp đôi mục tiêu chi tiêu quốc phòng lên 5% GDP vào năm 2035, động thái được xem là cú hích dài hạn cho kinh tế và thế trận an ninh châu Âu.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ