Phân tích kỹ thuật dầu thô, khí tự nhiên và USD: Giải mã mô hình giá và các ngưỡng quyết định

Phân tích kỹ thuật dầu thô, khí tự nhiên và USD: Giải mã mô hình giá và các ngưỡng quyết định

Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

10:26 10/10/2024

Dầu thô WTI (CL) tăng điểm sau khi báo cáo tồn kho xăng được công bố. Khí tự nhiên (NG) bắt đầu điều chỉnh giảm từ vùng kháng cự ngắn hạn. USD duy trì sức mạnh và đang chờ đợi dữ liệu lạm phát để xác định xu hướng tiếp theo.

Dầu thô WTI (CL) giảm giá vào thứ Ba và giao dịch dưới các ngưỡng quan trọng. Tuy nhiên, giá đã hồi phục từ mức đáy phiên sau khi báo cáo tồn kho xăng được công bố. Số liệu cho thấy tồn kho xăng giảm 6.3 triệu thùng so với tuần trước. Sự sụt giảm này phản ánh nhu cầu tăng hoặc nguồn cung giảm, tạo áp lực tăng giá đối với dầu thô. Kết quả là, giá dầu thô WTI đã phục hồi lên trên mức 73 USD sau báo cáo.

Bên cạnh đó, tình hình địa chính trị căng thẳng tiếp tục góp phần làm gia tăng biến động trên thị trường dầu mỏ. Sự bất ổn này còn trở nên phức tạp hơn do kỳ vọng về khả năng hạ nhiệt căng thẳng ở Trung Đông. Điều này được thúc đẩy bởi cuộc thảo luận giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu về các giải pháp tiềm năng cho cuộc xung đột hiện tại.

Mặt khác, biến động trên thị trường dầu mỏ cũng tác động đến giá khí tự nhiên (NG). Giá khí tự nhiên hiện đang rút lui từ vùng kháng cự. Tuy nhiên, việc kết thúc mùa bão ở Hoa Kỳ vào tháng 11 có thể góp phần ổn định giá khí tự nhiên. Hơn nữa, USD vẫn duy trì ở mức cao và đã break-out các ngưỡng quan trọng, tăng lên mức đỉnh trong nhiều tuần. Hiện tại, USD đang chờ đợi công bố dữ liệu lạm phát của Mỹ vào thứ Năm để có thêm tín hiệu cho động thái tiếp theo.

Phân tích kỹ thuật dầu thô WTI (CL)

Biểu đồ ngày - Đảo chiều từ đường SMA 200

undefined

Biểu đồ dầu thô WTI trong khung thời gian ngày

Dầu thô WTI tiến đến ngưỡng kháng cự mạnh tại đường SMA 200 trên biểu đồ ngày và sau đó giảm điểm. Nến ngày thứ Ba hình thành mô hình đảo chiều giảm rõ rệt. Sự đảo chiều này báo hiệu xu hướng giảm ngắn hạn có thể tiếp diễn. Mức giảm đáng kể từ SMA 200 cho thấy giá dầu vẫn duy trì giảm. Đường trendline giảm màu đen càng nhấn mạnh xu hướng này.

Chỉ báo RSI hiện đang tiếp cận đường midline, cho thấy khả năng xuất hiện hỗ trợ ngắn hạn. Tuy nhiên, đà tăng mạnh vào tháng 9, tiếp theo là sự sụt giảm vào tháng 10, phản ánh biến động gia tăng trên thị trường dầu mỏ.

Biểu đồ 4 giờ - Mô hình kênh giá tăng

undefined

Biểu đồ dầu thô WTI trong khung thời gian 4 giờ

Dầu thô WTI đang thể hiện biến động giá mạnh trên biểu đồ 4 giờ. Giá đã điều chỉnh giảm từ đường trendline trong khi vẫn duy trì trong kênh giá tăng. Đợt sụt giảm gần đây trên thị trường dầu mỏ được cho là do tình trạng quá mua. Chỉ báo RSI phản ánh điều này trên biểu đồ khung thời gian 4 giờ.

Phân tích kỹ thuật khí tự nhiên (NG)

Biểu đồ ngày - Điều chỉnh giảm trong mô hình tam giác

undefined

Biểu đồ khí tự nhiên (NG) trong khung thời gian ngày

Giá khí tự nhiên cũng đã giảm do gặp kháng cự mạnh trên biểu đồ ngày, được xác định bởi mô hình tam giác. Mặc dù có sự điều chỉnh này, xu hướng tổng thể vẫn duy trì đà tăng khi giá giao dịch trên đường SMA 50 và 200 trên biểu đồ ngày. Đợt giảm gần đây được kích hoạt bởi tình trạng quá mua, như được chỉ báo RSI phản ánh.

Biểu đồ 4 giờ - Xu hướng tăng

undefined

Biểu đồ khí tự nhiên (NG) trong khung thời gian 4 giờ

Biểu đồ 4 giờ cho thấy giá khí tự nhiên bắt đầu điều chỉnh giảm từ vùng kháng cự mạnh. Kháng cự này được đánh dấu bằng đường trendline màu đỏ. Giá hiện đang tiếp cận vùng hỗ trợ ban đầu tại mức 2.50 USD. Nếu mốc này bị break-down, có thể dẫn đến vùng hỗ trợ tiếp theo tại 2.32 USD.

Phân tích kỹ thuật USD

Biểu đồ ngày - Mô hình tam giác

undefined

Biểu đồ USD trong khung thời gian ngày

Chỉ số DXY đã break-out mô hình tam giác và đóng cửa trên mức 102.60. Tuy nhiên, giá đã quay trở lại trong tam giác và đang có xu hướng kiểm định lại mức đỉnh. Vùng kháng cự mạnh cho chỉ số DXY nằm tại 103.75, được xác định bởi đường SMA 200. Xu hướng tổng thể vẫn duy trì chiều giảm chừng nào chỉ số còn giao dịch dưới mức này.

Biểu đồ 4 giờ - Mô hình cờ tăng

undefined

Biểu đồ USD trong khung thời gian 4 giờ

USD vẫn duy trì xu hướng tăng mạnh sau khi break-out mô hình nêm giảm. Sau khi báo cáo NFP được công bố, USD tăng vọt. Đà tăng mạnh này được tiếp nối bởi giai đoạn tích lũy, hình thành mô hình cờ tăng. Mô hình này đã được break-out vào thứ Tư, và USD đã tiếp tục đà tăng. Hiện tại, giá đang hướng tới các mức mục tiêu dự báo của mô hình nêm giảm tại 102.82 và 103.10.

FX Empire

Broker listing

Cùng chuyên mục

Căng thẳng Trung Đông hạ nhiệt: Khẩu vị rủi ro tích cực, đồng USD suy yếu
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Căng thẳng Trung Đông hạ nhiệt: Khẩu vị rủi ro tích cực, đồng USD suy yếu

Xung đột tại Trung Đông từng củng cố vị thế của USD như một tài sản trú ẩn an toàn, nhưng giờ đây, chính yếu tố này lại đang khiến đồng bạc xanh suy yếu. Mối tương quan nghịch giữa USD và các chỉ số chứng khoán Mỹ, trong bối cảnh tâm lý rủi ro toàn cầu được cải thiện, đã đẩy chỉ số USD xuống mức thấp nhất trong ba năm. Nhà đầu tư xem thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Iran như dấu chấm hết cho "Cuộc chiến 12 ngày", và đang đẩy mạnh mua vào cổ phiếu.
Khẩu vị rủi ro duy trì, đồng USD kéo dài đà giảm khi thị trường chờ dữ liệu PCE vào cuối tuần
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Khẩu vị rủi ro duy trì, đồng USD kéo dài đà giảm khi thị trường chờ dữ liệu PCE vào cuối tuần

Khẩu vị rủi ro toàn cầu tiếp tục vững vàng trước thềm cuối tuần, khi cả S&P 500 và NASDAQ đêm qua đều tiến sát mức đỉnh kỷ lục. Các thị trường châu Á nối tiếp xu hướng tích cực này, với chỉ số Nikkei của Nhật Bản lần đầu tiên vượt mốc biểu tượng 40.000 điểm, tiếp nối đà tăng mạnh nhờ kỳ vọng vào AI và kết quả lợi nhuận doanh nghiệp khả quan.
Đồng USD tiến gần ngưỡng hỗ trợ quan trọng, Nikkei 225 phá vỡ kênh tích lũy
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Đồng USD tiến gần ngưỡng hỗ trợ quan trọng, Nikkei 225 phá vỡ kênh tích lũy

Đợt phục hồi hai ngày liên tiếp trên thị trường chứng khoán Mỹ đang có dấu hiệu hụt hơi, khi giới đầu tư chuyển sự chú ý sang dữ liệu kinh tế sắp công bố, định hướng chính sách của Fed và diễn biến liên quan đến thuế quan. Đặc biệt, thời hạn 90 ngày tạm hoãn áp thuế toàn cầu của Nhà Trắng (trừ Trung Quốc) sẽ kết thúc vào ngày 9/7.
Đồng USD rơi xuống đáy nhiều năm sau cam kết chi tiêu quốc phòng của NATO
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Đồng USD rơi xuống đáy nhiều năm sau cam kết chi tiêu quốc phòng của NATO

Đồng USD tiếp tục suy yếu trong phiên Á, giảm xuống đáy nhiều năm, hiệu suất yếu hơn nhiều so với EUR và GBP. Áp lực giảm hiện tại chủ yếu tập trung vào các đồng tiền chủ chốt châu Âu. Động lực mới nhất đến từ cam kết tài khóa mạnh mẽ của các đồng minh NATO, khi họ đồng ý nâng gấp đôi mục tiêu chi tiêu quốc phòng lên 5% GDP vào năm 2035, động thái được xem là cú hích dài hạn cho kinh tế và thế trận an ninh châu Âu.
Bắc Kinh đẩy mạnh kích thích kinh tế giữa lúc căng thẳng thương mại Mỹ - Trung gia tăng

Bắc Kinh đẩy mạnh kích thích kinh tế giữa lúc căng thẳng thương mại Mỹ - Trung gia tăng

Bắc Kinh công bố các biện pháp kích thích nhằm nâng thu nhập hộ gia đình và thúc đẩy tiêu dùng trong bối cảnh căng thẳng thương mại gia tăng. Xuất khẩu đất hiếm sang Mỹ sụt giảm 93% trong tháng 5, đặt dấu hỏi về cam kết của Trung Quốc với thỏa thuận đình chiến thương mại. Chỉ số Hang Seng dẫn đầu khu vực trong tháng 6, tăng 4.51% bất chấp áp lực từ các lệnh hạn chế công nghệ và thuế quan.
Các quan chức Fed phản đối việc cắt giảm lãi suất trong tháng 7, nhưng USD vẫn chịu áp lực giảm
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Các quan chức Fed phản đối việc cắt giảm lãi suất trong tháng 7, nhưng USD vẫn chịu áp lực giảm

Đồng USD tiếp tục chịu áp lực mạnh giữa tuần, trở thành đồng tiền yếu nhất trong nhóm các đồng tiền chủ chốt. Mặc dù Phó Chủ tịch Fed Michelle Bowman và Thống đốc Christopher Waller đưa ra tín hiệu ôn hòa, mở ra khả năng cắt giảm lãi suất trong tháng 7, nhưng kỳ vọng này đã giảm nhiệt sau khi nhiều quan chức Fed khác lên tiếng thận trọng, phản đối khả năng nới lỏng sớm. Thị trường hiện chỉ còn định giá dưới 20% khả năng cắt giảm trong tháng 7.
Khẩu vị rủi ro duy trì, tín hiệu dovish từ chủ tịch Fed khiến USD tiếp tục suy yếu, giữ cho vàng ổn định
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Khẩu vị rủi ro duy trì, tín hiệu dovish từ chủ tịch Fed khiến USD tiếp tục suy yếu, giữ cho vàng ổn định

Fed phát tín hiệu dovish khiến USD suy yếu, trong khi tâm lý ưa rủi ro gia tăng nhờ căng thẳng Israel-Iran hạ nhiệt. Giá dầu lao dốc xóa sạch phần tăng do xung đột, còn vàng phục hồi nhẹ từ đường trung bình 50 ngày nhờ đồng USD yếu và lợi suất trái phiếu giảm.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ