RBC Capital Markets: Vàng là “tài sản phòng hộ” tốt nhất khi trần nợ tăng

RBC Capital Markets: Vàng là “tài sản phòng hộ” tốt nhất khi trần nợ tăng

10:01 12/05/2023

Mức tăng gần đây đã nâng giá vàng lên mức cao kỷ lục. Tiềm năng từ việc cắt giảm lãi suất trong năm nay cũng hỗ trợ kim loại quý.

Theo RBC Capital Markets, lo ngại gia tăng về cuộc khủng hoảng trần nợ của Mỹ sẽ có lợi cho vàng khi các nhà đầu tư chuẩn bị cho những bất ổn tiềm tàng trên thị trường tài chính.

Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy đã hoãn cuộc họp được ấn định vào thứ Sáu (12/5) để đưa ra thỏa thuận nhằm ngăn chặn tình trạng vỡ nợ lần đầu tiên của Hoa Kỳ. Chiến lược gia Christopher Louney của RBC Capital Markets cho biết các cuộc đàm phán căng thẳng đã hỗ trợ cho một đợt tăng giá ngắn hạn của vàng, vốn đang ở rất gần mức cao kỷ lục.

Louney lưu ý: “Nếu cuối cùng 2 bên đạt được thỏa thuận, thị trường cũng sẽ không thể bỏ qua mối lo ngại về tình hình tài chính ngày càng tăng. Trong ngắn hạn, chúng tôi tin rằng vàng có vẻ là tài sản giúp phòng hộ rủi ro tốt nhất”

Các thị trường đang định giá Fed sẽ cắt giảm lãi suất vào cuối năm nay, điều này cũng thúc đẩy đà tăng của kim loại phi lãi suất. Những dự đoán đó đã được củng cố bởi một loạt dữ liệu trong tuần này cho thấy lạm phát của Mỹ đang hạ nhiệt khi số đơn xin trợ cấp thất nghiệp ban đầu chạm mức cao nhất kể từ tháng 10/2021.

Vàng giao ngay tăng 0.1% lên 2,017.07 USD/ounce trong sáng nay, sau khi giảm 0.7% vào thứ Năm. Chỉ số Bloomberg Dollar Spot Index ổn định, sau khi tăng 0.5% trong phiên trước đó. Bạc đi ngang, bạch kim và palladium giảm.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Khi lãi suất không còn là yếu tố chính, điều gì đang đẩy giá vàng lên?

Khi lãi suất không còn là yếu tố chính, điều gì đang đẩy giá vàng lên?

Giá vàng đang bước vào một giai đoạn mới, khi những yếu tố truyền thống như lãi suất thực không còn giữ vai trò quyết định. Dù lãi suất tăng mạnh trong hai năm qua, vàng vẫn duy trì đà tăng ấn tượng. Theo chuyên gia Joseph Wu từ RBC Wealth Management, chính nhu cầu từ các ngân hàng trung ương – đặc biệt ở các thị trường mới nổi – mới là lực đẩy lớn nhất hiện nay, trong bối cảnh địa chính trị bất ổn và niềm tin vào đồng USD dần suy giảm.
Thị trường năng lượng: Sản lượng "Khổng lồ?

Thị trường năng lượng: Sản lượng "Khổng lồ?

“Sản lượng khổng lồ” – hay nên gọi là “siêu cường điệu”? Có vẻ như các nguồn tin giấu tên từ OPEC+ ngày càng sử dụng những cụm từ giật gân để thu hút sự chú ý của thị trường, nhất là khi nhiều thông tin kiểu này từng được tung ra rồi nhanh chóng bị bác bỏ.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ