Suy thoái kinh tế là gì? Liệu kinh tế Anh có đang đi vào ngõ cụt?

Suy thoái kinh tế là gì? Liệu kinh tế Anh có đang đi vào ngõ cụt?

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

13:42 20/02/2024

Nền kinh tế Anh đã rơi vào suy thoái kỹ thuật từ nửa cuối năm 2023. Mặc dù có thể không quá nghiêm trọng, nhưng Đảng Lao động Anh - kỳ vọng đắc cử trong cuộc tổng tuyển cử vào cuối năm nay - coi đó là một dấu hiệu cho thấy Đảng Bảo thủ Anh không đủ tin cậy để điều hành nền kinh tế quốc gia. Bất cứ ai chiến thắng trong cuộc bầu cử đều sẽ phải kế thừa một nền kinh tế gần như trì trệ, hạn chế khả năng đầu tư công.

1. Suy thoái kinh tế là gì?
Suy thoái kinh tế, hay suy thoái kỹ thuật xảy ra khi hai quý liên tiếp tăng trưởng GDP âm và các hoạt động kinh tế bị thu hẹp. Đối với hầu hết các nhà kinh tế, một cuộc suy thoái thực sự sẽ kéo theo hoạt động kinh tế giảm mạnh và kéo dài. Tuy nhiên, Vương quốc Anh chưa thực sự đối mặt với tình trạng đó, khi tỷ lệ thất nghiệp thấp và tâm lý người tiêu dùng và kinh doanh tích cực.

2. Điều gì khiến nó trở nên quan trọng?

Các chuyên gia kinh tế đã chấp nhận 1 nền kinh tế Anh gần như trì trệ trong nhiều năm, chính vì vậy thông tin về suy thoái kinh tế là không quá bất ngờ. Tăng trưởng kinh tế dù có vượt qua "ngưỡng 0" thực ra không có nhiều tác động tích cực, vì năng suất "ì ạch" vẫn sẽ cản trở các hoạt động dịch vụ công và giảm thiểu mức sống.

Về mặt chính trị, suy thoái kinh tế là một thuật ngữ gắn liền với chính sách "thắt lưng buộc bụng" và tỷ lệ thất nghiệp, nó sẽ được Đảng Lao động Anh sử dụng để điều hướng dư luận chống lại Đảng Bảo thủ.

Nếu xét theo GDP đầu người, Anh đã suy thoái kể từ quý 2/2022, sự suy giảm này bị che giấu bởi tỷ lệ di cư kỷ lục.

3. Cuộc suy thoái gần đây nhất ở Anh là khi nào?

Cuộc suy thoái kỹ thuật gần đây nhất ở Anh là vào nửa đầu năm 2020, khi đại dịch Covid-19 bùng phát và các lệnh phong tỏa đã khiến các hoạt động kinh tế sụt giảm. Đây là một cuộc suy thoái bất thường, do tác động của việc phong tỏa gây ra, chứ không phải là do những vấn đề nền tảng của nền kinh tế.

Trước đó, cuộc đại suy thoái do khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã khiến ​​tăng trưởng kinh tế ở Anh sụt giảm trong 4 quý liên tiếp.

4. Cuộc suy thoái sẽ tồi tệ đến mức nào?

Khác với hầu hết các cuộc suy thoái khác, cuộc suy thoái này không đi kèm với tỷ lệ thất nghiệp cao và tiền lương giảm, do thị trường lao động thắt chặt hậu Covid, các công ty không muốn sa thải nhân viên ngay cả khi lợi nhuận có thể giảm. Đồng thời, tình trạng thiếu lao động, do các yếu tố như Brexit và số lượng lớn công dân Anh bị dịch bệnh dai dẳng, cũng khiến mức lương duy trì cao.

Các cuộc khảo sát niềm tin kinh doanh ngày càng cho thấy nhiều tín hiệu tích cực trong 4 tháng qua, khi áp lực lạm phát đang bắt đầu giảm.

Tất cả những điều này cho thấy người lao động có thể ít bị ảnh hưởng hơn so với những đợt suy thoái trước đây.

5. Suy thoái đồng nghĩa với việc giảm đầu tư công?

Đầu tư công đã tăng vọt kể từ sau đại dịch, khiến Bộ trưởng Tài chính Jeremy Hunt khó khăn hơn trong việc thực hiện các mục tiêu tài chính của mình.

Suy thoái kinh tế có thể làm giảm thuế, hạn chế ngân sách. Nhưng sau khi các cuộc thăm dò cho thấy Đảng Lao động sẽ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử, Hunt đã hứa hẹn cắt giảm thuế nhằm thu hút cử tri quay trở lại. Các nguồn tin của Bộ Tài chính cho biết những khoản cắt giảm đó sẽ được tài trợ bằng khoản cắt giảm ngân sách, vốn đã suy yếu dưới sức ép của lạm phát. Vì vậy, trong tương lai các dịch vụ công có thể sẽ còn gặp nhiều khó khăn.

Nếu được lên nắm quyền, Đảng Lao động hứa sẽ tăng cường đầu tư công nhưng vẫn thận trọng trong việc vay nợ, để thể hiện mình là người có trách nhiệm về mặt tài chính.

6. Khi nào mọi thứ sẽ bắt đầu ổn định?

Ngân hàng Anh cho rằng lạm phát sẽ quay trở lại mục tiêu 2% vào mùa xuân. Nếu lạm phát được duy trì ổn định, BOE có thể bắt đầu hạ lãi suất từ mức cao nhất trong 16 năm, điều này sẽ làm giảm chi phí đi vay và thúc đẩy tiêu dùng. Thị trường đang dự đoán mức cắt giảm là 76bps trong năm nay.

Ngân hàng Anh dự báo tăng trưởng sẽ mạnh trở lại trong vài năm tới, do tác động từ lãi suất giảm dần. Nhưng nền kinh tế Anh vẫn được dự đoán chỉ tăng trưởng 1% vào năm 2026, yếu hơn nhiều so với các nền kinh tế lớn khác.

7. Phần còn lại thì sao?

Dữ liệu công bố ngày 14/2 cho thấy Nhật Bản cũng đã rơi vào suy thoái khi người dân cắt giảm chi tiêu. Giờ đây, Đức đã soán ngôi Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới, nhưng tốc độ tăng trưởng của Đức cũng không thực sự được đánh giá cao.

Nền kinh tế Đức suy giảm vào năm 2023 và Chủ tịch Bundesbank Joachim Nagel cho biết nền kinh tế này có thể suy thoái nhẹ trong quý 1/2024.

Tính đến thời điểm hiện tại, toàn bộ khu vực đồng tiền chung châu Âu cũng đã tránh được suy thoái nhờ tốc độ tăng trưởng vững chắc ở Ý và Tây Ban Nha vào cuối năm 2023 đã bù đắp cho tình trạng bất ổn ở Đức.

Mặc dù tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ vẫn tương đối mạnh, nhưng một số chuyên gia kinh tế vẫn dự đoán nền kinh tế sẽ thu hẹp trong hai quý cuối năm nay.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

"Chủ tịch Fed ngầm" - Nước đi mới của Trump liệu có khôn ngoan?

"Chủ tịch Fed ngầm" - Nước đi mới của Trump liệu có khôn ngoan?

Sự thất vọng ngày càng lớn của cựu Tổng thống Donald Trump đối với Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell có thể thúc đẩy một động thái chưa từng có tiền lệ: công bố sớm người kế nhiệm Powell. Mặc dù nhiệm kỳ hiện tại của Powell còn đến tháng 5 năm 2026 mới kết thúc, Trump được cho là có thể đưa ra đề cử từ trước thời hạn.
Sản xuất Trung Quốc cải thiện nhẹ sau thỏa thuận thương mại, nhưng áp lực nội địa vẫn lớn

Sản xuất Trung Quốc cải thiện nhẹ sau thỏa thuận thương mại, nhưng áp lực nội địa vẫn lớn

Hoạt động nhà máy tại Trung Quốc tăng tháng thứ hai liên tiếp nhờ xuất khẩu phục hồi sau khi Bắc Kinh và Washington đạt thỏa thuận ngừng chiến thuế quan. Tuy nhiên, nhu cầu nội địa yếu và triển vọng thương mại bất ổn tiếp tục gây sức ép lên tăng trưởng và thị trường lao động.
Giảm lãi suất: Các nhà giao dịch đi trước người kế nhiệm Powell

Giảm lãi suất: Các nhà giao dịch đi trước người kế nhiệm Powell

Thị trường hiện không chỉ chạy trước Fed—mà còn chạy trước cả người kế nhiệm của Fed. Hợp đồng tương lai đang phản ánh một chu kỳ nới lỏng hậu-Powell, khi các nhà giao dịch đặt cược vào ít nhất năm lần cắt giảm lãi suất trước cuối năm 2026—tăng so với bốn lần chỉ cách đây một tháng. Động lực chính không đến từ lạm phát, mà là áp lực chính trị ngày càng gia tăng lên Powell.
BIS cảnh báo hệ thống tài chính toàn cầu đối mặt rủi ro trong kỷ nguyên bất định

BIS cảnh báo hệ thống tài chính toàn cầu đối mặt rủi ro trong kỷ nguyên bất định

Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) cảnh báo căng thẳng thương mại, bất ổn địa chính trị và nợ công gia tăng đang làm suy yếu khả năng chống chịu của hệ thống tài chính toàn cầu. Tổng giám đốc BIS Agustín Carstens gọi đây là “kỷ nguyên mới của sự bất định”, đe dọa cả trật tự kinh tế lẫn niềm tin vào các thể chế. Báo cáo cũng ghi nhận đồng USD sụt giá mạnh và lo ngại về đà phát triển thiếu kiểm soát của stablecoin.
USD chịu áp lực khi lo ngại về tính độc lập của Fed gia tăng dưới thời Trump

USD chịu áp lực khi lo ngại về tính độc lập của Fed gia tăng dưới thời Trump

USD giảm khi các nhà đầu tư ngày càng lo ngại về khả năng Tổng thống Trump can thiệp vào hoạt động của Cục Dự trữ Liên bang, sau những phát ngôn chỉ trích Chủ tịch Jerome Powell và gợi ý sẽ thay thế ông bằng một nhân vật thân thiện hơn với mục tiêu chính sách của Nhà Trắng, làm dấy lên nghi ngại về tính độc lập và trung lập của Fed.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ