Thị trường hàng hóa Mỹ kẹt trong mâu thuẫn giữa chính sách của Fed và thuế quan của Trump

Thị trường hàng hóa Mỹ kẹt trong mâu thuẫn giữa chính sách của Fed và thuế quan của Trump

Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

09:07 22/07/2025

Những tuyên bố và quyết định trong tuần này có thể định hình xu hướng chủ đạo cho giai đoạn tiếp theo của siêu chu kỳ hàng hóa.

Tổng quan

 

Tuần lễ được mong chờ nhất trong năm, và có thể là thời điểm mang tính bước ngoặt của kinh tế toàn cầu, cuối cùng đã tới. Một mặt là bài phát biểu quan trọng của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell vào thứ Ba, mặt khác là thời hạn áp thuế quan gây biến động của chính quyền Trump, dự kiến kết thúc vào cuối tuần.

Hai yếu tố xúc tác lớn, chính sách tiền tệ và địa chính trị, đang hội tụ vào đúng thời điểm mà tâm lý thị trường đặc biệt mong manh, với các vị thế nhạy cảm trước mọi tin tức vĩ mô. Những quyết định đưa ra trong tuần này có thể vạch ra lộ trình cho giai đoạn tiếp theo của siêu chu kỳ hàng hóa.

Bài phát biểu quyết định của Powell: Dovish hay Hawkish?

Toàn bộ sự chú ý của giới đầu tư sẽ đổ dồn về bài phát biểu của Powell vào thứ Ba, khi từng câu chữ và sắc thái ngôn ngữ được phân tích kỹ lưỡng để tìm kiếm tín hiệu về khả năng chuyển hướng sang lập trường dovish hoặc duy trì thái độ hawkish. Dù áp lực lạm phát đã hạ nhiệt so với đỉnh điểm năm ngoái, Fed vẫn chịu sức ép phải bảo vệ thông điệp “lãi suất cao kéo dài” trước lo ngại thắt chặt quá mức có thể bóp nghẹt tăng trưởng.

Với hàng hóa, những phát ngôn này sẽ là kim chỉ nam cho xu hướng lớn tiếp theo trên thị trường.

Phát biểu dovish của Powell có thể kích hoạt làn sóng bán tháo đồng USD, mở đường cho đà tăng mạnh ở các nhóm Kim loại Quý và Năng lượng. Vàng và Bạc sẽ được hưởng lợi nhờ nhu cầu trú ẩn quay trở lại và lợi suất thực giảm, trong khi giá Dầu, vốn đã phục hồi nhờ nguồn cung thắt chặt, có thể nhận thêm trợ lực từ kỳ vọng nhu cầu cải thiện và điều kiện tài chính nới lỏng.

Ngược lại, nếu Powell kiên quyết giữ lập trường hawkish, khẳng định lãi suất duy trì ở mức cao tới năm 2026, sẽ gây sức ép lên nhóm kim loại công nghiệp, làm dấy lên nỗi lo suy thoái trở lại và nâng đỡ đồng USD, siết chặt thanh khoản trên toàn bộ thị trường hàng hóa.

Trump đối đầu với Powell: Đấu trường chính trị và tác động thực tế đến hàng hóa

Thêm phần kịch tính cho bức tranh vốn đã phức tạp là cuộc đối đầu ngày càng gay gắt giữa Tổng thống Trump và Chủ tịch Powell. Những phát biểu cứng rắn từ Trump, bao gồm lời đe dọa sa thải Powell nếu không cắt giảm lãi suất, đã thổi luồng bất ổn chính trị mới vào thị trường vốn đã mong manh.

Với căng thẳng gia tăng, những gì Powell phát biểu lần này mang ý nghĩa lịch sử, không chỉ liên quan đến chính sách tiền tệ mà còn đặt câu hỏi về tính độc lập của Fed, khả năng can thiệp chính trị và tác động lan tỏa của những yếu tố đó lên các tài sản nhạy cảm với lạm phát như vàng, bạc và dầu mỏ.

Các chuyên gia phân tích của GSC Commodity Intelligence mô tả đây là “bài phát biểu có ảnh hưởng lớn nhất trong sự nghiệp của Powell”. Với các nhà giao dịch hàng hóa, nó có thể trở thành mốc thay đổi cục diện phần còn lại của năm 2025.

Thời hạn thuế quan: Quả bom hẹn giờ đối với chuỗi cung ứng và giá cả

Nếu bài phát biểu của Powell chưa đủ sức nặng, thời hạn áp thuế quan vào thứ Sáu cũng đang tạo sức ép lớn. Trừ khi có quyết định hoãn vào phút chót, Mỹ sẽ áp dụng mức thuế diện rộng với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc và châu Âu, một cú sốc trực tiếp lên chuỗi cung ứng toàn cầu và đặc biệt tác động mạnh đến nhóm hàng hóa công nghiệp.

Đồng, nhôm, thép và kim loại đất hiếm sẽ đứng trước nguy cơ tăng giá mạnh. Khi tồn kho ở mức thấp và chuỗi cung ứng vốn đã căng thẳng, nguy cơ thiếu hụt và làn sóng tăng giá đột ngột có thể xảy ra.

Ngay cả thị trường năng lượng cũng không tránh khỏi tác động tiêu cực, khi tâm lý rủi ro giảm sút và biến động tiền tệ làm lu mờ các dự báo nhu cầu tiêu thụ.

Những mức thuế này không chỉ là một chính sách thương mại đơn thuần; chúng có thể trở thành chất xúc tác châm ngòi cho một làn sóng lạm phát giá hàng hóa mới.

Giao dịch hàng hóa của năm 2025 có thể khởi động ngay trong tuần này

Nếu Powell phát tín hiệu dovish đồng thời thuế quan gây gián đoạn nguồn cung, một đợt tăng giá quy mô lớn trên toàn bộ các tài sản hàng hóa, từ vàng, bạc, dầu đến đồng, hoàn toàn có thể diễn ra. Ngược lại, nếu Powell giữ lập trường hawkish và căng thẳng thương mại gia tăng, xu hướng trú ẩn an toàn vẫn sẽ ưu tiên nhóm Kim loại Quý và Năng Lượng.

Dù kịch bản nào xảy ra, sự do dự chính là rủi ro lớn nhất. Cơ hội đang khép lại rất nhanh. Đợt giao dịch hàng hóa lớn nhất của năm 2025 có thể chỉ cách chúng ta vài phiên giao dịch nữa.

Câu hỏi thực sự bây giờ là: bạn đã sẵn sàng nắm bắt một trong những cơ hội tài chính lớn nhất của thập kỷ này, hay vẫn đứng ngoài cuộc chơi?

fxempire

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Giá dầu giảm do lo ngại chiến tranh thương mại Mỹ–EU kìm hãm nhu cầu toàn cầu

Giá dầu giảm do lo ngại chiến tranh thương mại Mỹ–EU kìm hãm nhu cầu toàn cầu

Giá dầu tiếp tục suy yếu khi căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Liên minh Châu Âu làm gia tăng lo ngại về triển vọng tăng trưởng kinh tế và nhu cầu nhiên liệu toàn cầu. Đồng thời, việc nguồn cung phục hồi và đồng USD suy yếu khiến thị trường dầu dao động trong biên độ hẹp, thiếu động lực rõ ràng.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ