Vàng biến động giật 2 chiều trong phiên châu Á, tâm điểm vẫn hướng về lợi suất thực của Mỹ!

Vàng biến động giật 2 chiều trong phiên châu Á, tâm điểm vẫn hướng về lợi suất thực của Mỹ!

11:58 17/08/2020

Vàng biến động giật 2 chiều trong phiên châu Á khi các nhà đầu tư cân nhắc về đà tăng trở lại của lợi suất thực cùng với việc trì hoãn đánh giá việc thực hiện thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung giai đoạn một

Phó Thủ tướng Trung Quốc ông Lưu Hạc được cho là sẽ tổ chức một cuộc gọi họp trực tuyến với Đại diện Thương mại Hoa Kỳ ông Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính ông Steven Mnuchin vào cuối tuần qua, nhưng cuộc họp này đã được hoãn lại vô thời hạn.

Vàng thế giới đã kết thúc phiên giao dịch tuần trước với sắc đỏ lần đầu tiên trong 2 tháng qua, sau khi chạm mức cao nhất mọi thời đại vào ngày 7/8. Kim loại quý đã tăng mạnh trong năm nay do nhu cầu trú ẩn gia tăng và khi các nhà đầu tư trên thế giới tiếp tục đặt cược vào các Ngân hàng Trung ương và Chính phủ sẽ duy trì hỗ trợ cho nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.

Vàng đã giảm nhẹ ngày thứ 2 liên tiếp.

Các yếu tố dẫn dắt thị trường trong tuần này:

  • Việc kho bạc Hoa Kỳ đã bán hơn 112 tỷ USD trái phiếu ngắn hạn và dài hạn trong tuần trước đã giúp cho lợi suất trái phiếu dài hạn tăng lên mức cao nhất trong hơn 1 tháng qua. Động thái này đã khiến cho hành động đặt cược vào mức lợi suất trái phiếu dài hạn cao hơn nữa của giới đầu tư tăng lên và Lợi suất trái phiếu có thể vẫn còn dư địa để tăng trong đợt chào bán trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 20 năm trị giá lên tới 25 tỷ USD vào thứ Tư tuần này.
  • Những căng thẳng dường như đã trở thành vấn đề thường nhật giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc vẫn không hề cho thấy dấu hiệu của sự tạm lắng, khi   chạm vào mọi vấn đề từ COVID-19, thương mại, quốc phòng cho đến chính sách tiền tệ.
  • Biên bản cuộc họp tháng 7 của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ sẽ được công bố vào thứ Tư và có thể mang lại manh mối về các hành động tiếp theo mà FED sử dụng nhằm tăng cường hỗ trợ cho nền kinh tế.

Cập nhật trong phiên giao dịch châu Á:

  • Vàng giao ngay biến động giật 2 chiều, mở cửa tăng lên mức $1,951.37/oz sau đó bị bán tháo về mức $1,930/oz, hiện phục hồi lại mức $1,945 cuối phiên Á. Tuần trước, giá vàng đã giảm 4.4%, sau giai đoạn tăng 9 tuần liên tiếp.
  • Chỉ số Dollar Index (DXY) đi ngang, giảm nhẹ 0.08% về mức 93.017.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Phân tích thị trường vàng: Đồn đoán về Fed gây biến động mạnh

Phân tích thị trường vàng: Đồn đoán về Fed gây biến động mạnh

Giá vàng đã trải qua một phiên giao dịch đầy biến động khi đồn đoán về khả năng Tổng thống Trump sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell khiến thị trường rung lắc dữ dội. Chỉ trong vòng hai giờ, giá vàng dao động gần 60 USD, phản ánh tâm lý nhạy cảm của giới đầu tư trước các bất ổn về chính sách tiền tệ. Trong khi đó, dữ liệu lạm phát trái chiều và sự suy yếu của đồng USD càng làm tăng sức hấp dẫn của kim loại quý như một kênh trú ẩn an toàn.
Các đồng tiên châu Âu kiểm tra các mức hỗ trợ quan trọng

Các đồng tiên châu Âu kiểm tra các mức hỗ trợ quan trọng

Thị trường tiền tệ châu Âu đang tạm ổn định khi nhà đầu tư chờ đợi dữ liệu kinh tế quan trọng, đặc biệt là chỉ số lạm phát từ Anh và Eurozone, nhằm xác định hướng đi tiếp theo của GBP/USD và EUR/USD. Cặp GBP/USD kiểm tra hỗ trợ quanh 1.3400, trong khi EUR/USD giữ trên 1.1500–1.1560, với rủi ro điều chỉnh sâu nếu dữ liệu không thuận lợi. Xu hướng ngắn hạn của cả hai cặp tiền tiếp tục chịu tác động từ chênh lệch chính sách tiền tệ giữa Fed và các ngân hàng trung ương châu Âu.
Thuế quan của Trump đã thêm 300 triệu USD chi phí cho nhôm

Thuế quan của Trump đã thêm 300 triệu USD chi phí cho nhôm

Tập đoàn khai thác khổng lồ Rio Tinto Group cho biết các mức thuế của Mỹ áp lên nhôm sản xuất tại Canada đã gây ra chi phí gộp hơn 300 triệu đô la trong nửa đầu năm, một dấu hiệu khác cho thấy chương trình nghị sự thương mại của Tổng thống Donald Trump đang làm xáo trộn chuỗi cung ứng kim loại.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ