Bạc tích lũy gần đỉnh năm 2012, liệu đã sẵn sàng bứt phá

Diệu Linh
Junior Editor
Kim loại quý ghi nhận đà tăng ấn tượng nhiều năm, chủ yếu nhờ sự mất giá của các đồng tiền pháp định sau đại dịch COVID-19.

Tổng quan thị trường
Các chương trình nới lỏng định lượng (QE) quy mô lớn và việc mở rộng bảng cân đối kế toán của ngân hàng trung ương đã gây áp lực lên tiền pháp định, tạo ra động lực mạnh mẽ cho kim loại quý.
Ngược lại, chu kỳ tăng lãi suất toàn cầu năm 2022 đã phần nào khôi phục sức mua cho tiền pháp định, khiến đà tăng của kim loại chững lại do chính sách tiền tệ thắt chặt giúp kiềm chế kỳ vọng lạm phát. Tuy nhiên, ảnh hưởng này đang mờ nhạt khi lãi suất điều hành toàn cầu bắt đầu giảm từ đỉnh năm 2023.
Một giai đoạn tương tự từng diễn ra từ 2004 đến 2011, khi giá vàng tăng từ khoảng 400 USD lên đỉnh 1,880 USD/oz, nhờ làn sóng QE đầu tiên sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008.
Kể từ đáy tháng 10/2022, giá vàng đã hơn gấp đôi và kéo theo đà tăng của các kim loại quý khác như bạch kim, palladium và bạc.
Bạc cũng đi theo xu hướng tương tự, tăng mạnh từ 6 USD lên đỉnh lịch sử 49.80 USD trước khi giảm trở lại trong những năm sau đó. Đợt điều chỉnh này một phần do nguồn cung tăng mạnh khi các công ty khai thác mở rộng sản lượng tranh thủ giá đang.
Phân tích kỹ thuật bạc - Biểu đồ khung tháng
(Từ 2002 đến ngày 7/7/2025 – Nguồn: TradingView)
Hiện tại, bạc đang giao dịch trong vùng giá từng thấy năm 2012 (từ 27 đến 37 USD) sau khi phá vỡ vùng tích lũy 15–27 USD kéo dài từ năm 2020 đến 2023.
Trên biểu đồ tháng, giá đang tiến dần vào vùng quá mua, nhưng chỉ số RSI vẫn chưa đạt đến ngưỡng đó. Đáng chú ý, đà mua mạnh trong vài tháng qua cho thấy xu hướng tăng hiện tại vẫn đang được duy trì rõ rệt.
Bạc đang dần hình thành kênh tăng giá theo tháng, với kháng cự tiềm năng quanh mốc 41 USD. Tuy nhiên, trước tiên, giá cần vượt qua đỉnh 37.50 USD được thiết lập năm 2012.
Phân tích kỹ thuật bạc - Biểu đồ khung ngày
(Ngày 7/7/2025 – Nguồn: TradingView)
Ở các khung thời gian ngắn hơn, diễn biến tăng hiện tại trở nên rõ ràng hơn – một đợt tăng mạnh từ đáy 24 USD vào tháng 2/2024 đã đẩy giá lên tới 32 USD trước khi điều chỉnh, và hình thành kênh tăng dốc hơn trong khung tuần.
Vào Ngày Giải phóng (Liberation Day), bạc chứng kiến đợt bán tháo mạnh từ 34 xuống 28 USD, trước khi thị trường phục hồi chung và đồng USD suy yếu đẩy giá bạc lên mức cao nhất trong một thập kỷ.
Kể từ đỉnh 37.31 USD (liên quan đến căng thẳng Israel-Iran), giá đã tích lũy trong biên độ hẹp, đưa RSI từ vùng quá mua về mức trung tính. Với đường trung bình động 20 ngày vừa bắt kịp đà điều chỉnh, thị trường đang chờ xem liệu bên mua có tận dụng vùng hỗ trợ kỹ thuật này để phát động một đợt tăng mới hay không.
Phân tích kỹ thuật bạc - Biểu đồ khung 4H
(Ngày 7/7/2025 – Nguồn: TradingView)
Bạc đang tích lũy trong biên độ hẹp 2 USD, từ 35 đến 37 USD, kể từ khi cuộc chiến Israel-Iran thúc đẩy nhu cầu tìm kiếm nơi trú ẩn an toàn. Mặc dù bạc không phải là tài sản trú ẩn số một, nhưng vẫn được nhiều nhà đầu tư xem là lựa chọn đáng cân nhắc.
Trên biểu đồ 4H, một mô hình kỹ thuật đang hình thành. Lực bán từ đầu tuần đã dừng lại gần đường trung bình động 50 chu kỳ – vị trí nằm giữa vùng tích lũy hiện tại.
Nếu giá không thể phục hồi vùng đáy của biên độ, xác suất cho một cú bứt phá tăng sẽ gia tăng rõ rệt.
Trong ngắn hạn, điều kiện cần là giá phải duy trì trên vùng đáy tuần này tại 36,15 USD.
Các mốc giá quan trọng cần theo dõi
Vùng hỗ trợ:
- 36.40 USD: Hỗ trợ tức thì – Đường MA 50 (biểu đồ 4H)
- 35 – 35.50 USD: Các đáy gần nhất và MA 200 (biểu đồ 4H)
Vùng kháng cự:
- 37 – 37.50 USD: Đỉnh cũ năm 2012
- 38 – 38.50 USD: Mức mở rộng Fibonacci đầu tiên
- 39 – 40 USD: Đỉnh kênh giá tuần + mức mở rộng Fibonacci 1.618
Action Forex