Châu Á bị đánh giá tín nhiệm thấp khi tăng trưởng Trung Quốc chậm lại

Châu Á bị đánh giá tín nhiệm thấp khi tăng trưởng Trung Quốc chậm lại

Đoàn Phương Thảo

Đoàn Phương Thảo

Junior Analyst

07:31 23/01/2024

Moody’s Investor Service đánh giá tiêu cực về mức độ tín nhiệm của các quốc gia ở châu Á - Thái Bình Dương trong năm nay, do tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chậm hơn cũng như nguồn vốn bị thắt chặt và rủi ro địa chính trị.

Theo Cục Thống kê Quốc gia, sự phục hồi của Trung Quốc sau đại dịch Covid-19 không nhanh như một số nhà kinh tế ước tính ​​vào đầu năm 2023. GDP trong ba tháng cuối năm 2023 đã tăng 5.2%, thấp hơn so với mức 5.3% trong cuộc khảo sát của Reuters.

Trong báo cáo ngày 15/1, Moody’s dự báo tăng trưởng GDP thực tế của Trung Quốc sẽ giảm xuống còn 4% trong hai năm tiếp theo, từ mức trung bình 6% trong giai đoạn 2014-2023. Tốc độ tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc ”ảnh hưởng đáng kể” đến tình hình kinh tế của các quốc gia trong nhóm APAC do sự hội nhập mạnh mẽ vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Goldman Sachs và Morgan Stanley, cùng các ngân hàng đầu tư quốc tế lớn khác, cho rằng nền kinh tế Trung Quốc năm nay sẽ tăng trưởng với tốc độ chậm hơn, ở mức 4.6%, giảm so với mức 5.2% trong năm 2023.

Nguồn vốn bị thắt chặt

Theo Christian De Guzman, phó chủ tịch cấp cao của Moody’s Investor Service, “tình hình mờ nhạt ở Trung Quốc” cùng các các điều kiện cho vay khó khăn sẽ đè nặng lên nền kinh tế các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương.

Căn cứ vào các điều kiện thanh khoản toàn cầu, ông cho rằng Fed sẽ không nới lỏng cho đến giữa năm. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của các NHTW trong nhóm APAC.

Tháng 12 năm ngoái, Fed đã bỏ phiếu duy trì lãi suất ở mức cao nhất trong 22 năm, nhưng dự kiến ​​sẽ có ba đợt cắt giảm vào năm 2024 khi lạm phát giảm bớt.

Báo cáo của Moody’s cho biết lãi suất cao sẽ cản trở đáng kể khả năng trả nợ, mặc dù lãi suất khả năng giảm dần. Điều này dẫn tới các quốc gia có xếp hạng thấp hơn sẽ gặp khó khăn trong việc đi vay.

Rủi ro địa chính trị

Guzman cũng cho biết căng thẳng chiến lược kinh tế giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ tiếp tục tồn tại.

Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu của hầu hết các quốc gia châu Á, trong khi Mỹ vẫn là đối tác kinh tế quan trọng. Theo báo cáo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm 2018, khi căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ ngày càng gay gắt, việc duy trì quan hệ kinh tế giữa hai bên có thể ngày càng khó khăn hơn .

Tuy nhiên, điều đó cũng có thể mang lại cơ hội cho các quốc gia có cơ sở sản xuất lớn và hạ tầng được cải thiện như Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam, khi các công ty đa dạng hóa chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc để giảm thiểu rủi ro địa chính trị.

Moody’s cho biết tăng trưởng vững chắc hơn nhờ nhu cầu trong nước và thương mại khu vực trong bối cảnh các điều kiện tài chính được nới lỏng có thể cải thiện triển vọng ổn định.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Fed có thể giữ được tính độc lập dưới thời Trump không?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Fed có thể giữ được tính độc lập dưới thời Trump không?

Trong bối cảnh Donald Trump nhiều khả năng tái đắc cử tổng thống Mỹ, câu hỏi về khả năng duy trì tính độc lập của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) ngày càng trở nên cấp bách. Những chỉ trích gay gắt, các đòn tấn công cá nhân nhắm vào Chủ tịch Fed Jay Powell cùng với ý định thay thế ông bằng một “chủ tịch bóng” đang làm dấy lên lo ngại về việc chính sách tiền tệ có thể bị chính trị hóa. Trong khi Powell vẫn giữ vững lập trường và sự ủng hộ từ giới chuyên gia, áp lực từ Nhà Trắng và tâm lý bài giới tinh hoa đang đặt ra thách thức chưa từng có cho sự độc lập của ngân hàng trung ương quyền lực nhất thế giới.
Nhận định USD/JPY và AUD/USD: Fed và đàm phán thương mại là yếu tố quyết định

Nhận định USD/JPY và AUD/USD: Fed và đàm phán thương mại là yếu tố quyết định

USD/JPY tiến sát mốc 147 khi thuế quan gây áp lực lên kinh tế Nhật, tác động đến định hướng chính sách của BoJ và tâm lý thị trường. AUD/USD chạm 0,65941 USD sau khi RBA giữ nguyên lãi suất và đánh giá tác động hạn chế từ các biện pháp thuế của Mỹ. Các phát biểu từ Fed có thể làm thay đổi chênh lệch lãi suất; lập trường ôn hòa có thể hỗ trợ cả đồng Yên và đồng Úc.
Sáu tháng đầu nhiệm kỳ: Trump làm nước Mỹ yếu đi ra sao?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Sáu tháng đầu nhiệm kỳ: Trump làm nước Mỹ yếu đi ra sao?

Chỉ trong chưa đầy sáu tháng đầu nhiệm kỳ, Donald Trump đã tiến hành một loạt thay đổi sâu rộng, làm lung lay nền tảng dân chủ, pháp quyền và vị thế quốc tế của nước Mỹ. Từ việc cai trị bằng sắc lệnh, bổ nhiệm người thân tín thiếu năng lực, tấn công vào khoa học, đến việc đẩy mạnh chủ nghĩa đơn phương và gây bất ổn toàn cầu, những gì Trump đang làm khiến nhiều người lo ngại rằng nước Mỹ đang rời xa chính những giá trị từng làm nên sức mạnh và sự vĩ đại của mình.
Bức tường thuế quan của Trump đang hình thành quanh các nhà máy Đông Nam Á
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Bức tường thuế quan của Trump đang hình thành quanh các nhà máy Đông Nam Á

Tổng thống Mỹ Donald Trump đang đẩy mạnh chiến lược thương mại cứng rắn bằng cách đe dọa áp thuế cao lên hàng hóa từ loạt quốc gia Đông Nam Á, tạo ra một “bức tường thuế quan” mới quanh các trung tâm sản xuất của khu vực. Mục tiêu là ngăn chặn tình trạng hàng Trung Quốc “chuyển hướng” qua các nước thứ ba để né thuế, nhưng động thái này có thể gây xáo trộn chuỗi cung ứng toàn cầu, đẩy giá hàng hóa lên cao và buộc người tiêu dùng Mỹ phải lựa chọn giữa chi tiêu nhiều hơn hoặc từ bỏ sản phẩm nhập khẩu.
Nhận định USD/JPY và AUD/USD: Tâm điểm hương vế tin tức thương mại và lạm phát Trung Quốc

Nhận định USD/JPY và AUD/USD: Tâm điểm hương vế tin tức thương mại và lạm phát Trung Quốc

Các chính sách thuế mới từ Mỹ và số liệu sản xuất yếu của Nhật có thể làm chậm tiến trình bình thường hóa chính sách tiền tệ của BoJ, qua đó gây áp lực lên đồng Yên và kỳ vọng nâng lãi suất. Trong khi đó, dữ liệu lạm phát từ Trung Quốc sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ giá AUD/USD và định hướng chính sách của RBA, với áp lực giảm phát có thể kéo đồng Aussie về mốc $0.65. RBA nhấn mạnh rằng các gói kích thích kinh tế từ Trung Quốc sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu tác động của thuế quan đối với Úc, và nếu điều này trở thành hiện thực, có thể hỗ trợ tỷ giá AUD/USD.
Quan chức ECB Makhlouf: Đồng Euro chưa sẵn sàng thách thức vai trò của USD

Quan chức ECB Makhlouf: Đồng Euro chưa sẵn sàng thách thức vai trò của USD

Đồng euro không thể nhanh chóng thay thế đồng đô la như trụ cột của hệ thống tài chính thế giới vì các quốc gia sử dụng đồng tiền này vẫn còn một chặng đường dài để đi trong việc hội nhập tài chính và kinh tế, thành viên Hội đồng Quản trị Ngân hàng Trung ương châu Âu Gabriel Makhlouf cho biết.
Nhận định USD/JPY và AUD/USD: Tăng trưởng tiền lương khiến thị trường đổ dồn chú ý vào BoJ

Nhận định USD/JPY và AUD/USD: Tăng trưởng tiền lương khiến thị trường đổ dồn chú ý vào BoJ

Dữ liệu tăng trưởng tiền lương của Nhật Bản có thể tác động đến các cược tăng lãi suất của BoJ và thúc đẩy hành động giá USD/JPY vào đầu tuần giao dịch. Lượng tuyển dụng ở Úc tăng có thể thúc đẩy AUD/USD trước quyết định về lãi suất của RBA, làm giảm bớt lo ngại về việc cắt giảm lãi suất vào tháng 7. Những người phát biểu tại Fed hôm nay có thể tác động đến USD/JPY và AUD/USD tùy thuộc vào phản ứng của họ đối với Báo cáo việc làm của Hoa Kỳ tuần trước.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ