Doanh số bán trái phiếu bằng đô la ở châu Á có khởi đầu tồi tệ nhất kể từ năm 2016

Doanh số bán trái phiếu bằng đô la ở châu Á có khởi đầu tồi tệ nhất kể từ năm 2016

Hoàng Thế Vinh

Hoàng Thế Vinh

Junior Analyst

09:12 31/01/2024

Doanh số bán trái phiếu bằng USD ở châu Á đang có khởi đầu ảm đạm nhất trong 8 năm, đi ngược lại xu hướng toàn cầu khi người vay cố gắng tìm được nguồn vốn rẻ hơn trong nước và chờ Fed cắt giảm lãi suất.

Chi phí vay cao đã khiến công ty bất động sản Vista Land & Lifescapes của Philippines phải trì hoãn hoạt động mua bán, khiến việc phát hành trái phiếu bằng USD giảm 28% Yoy. Dữ liệu do Bloomberg tổng hợp cho thấy doanh số bán hàng ở châu Á ngoài Nhật Bản chỉ đạt 18.2 tỷ USD kể từ khi bắt đầu năm 2024. Điều này hoàn toàn trái ngược với Mỹ và Châu u, nơi các tổ chức phát hành đã vô cùng khởi sắc.

Nhờ chiến dịch thắt chặt tiền tệ lịch sử của Fed, các công ty và chính phủ châu Á đã thấy việc bán trái phiếu nội địa ít tốn kém hơn, đặc biệt là ở Trung Quốc, nơi các nhà chức trách đã tăng cường nới lỏng chính sách để khắc phục nền kinh tế yếu kém. Những lo ngại về nền kinh tế của nước này, đặc biệt là cuộc khủng hoảng bất động sản chưa từng có, cũng đã làm suy yếu nhu cầu và động lực bán trái phiếu bằng đô la.

DOANH SỐ BÁN TRÁI PHIẾU BẰNG USD Ở CHÂU Á ĐANG BẮT ĐẦU CHỮNG LẠI

Sheldon Chan, nhà quản lý danh mục đầu tư tại T. Rowe Price Group, cho biết: “Rất nhiều công ty và nền kinh tế này có xu hướng tiếp cận với thị trường nội địa. Họ không muốn đầu tư vào trái phiếu bằng đồng đô la.”

Theo chỉ số của Bloomberg, chênh lệch tín dụng đối với trái phiếu cấp đầu tư ở châu Á ngoài Nhật Bản đã thắt chặt ở mức kỷ lục vào tuần trước.

Ajeet Choudhary, thành viên cấp cao tại JPMorgan cho biết: “ Chúng tôi sẽ tìm kiếm những trái phiếu ở thị trường mới nổi nếu chênh lệch lợi suất đủ rộng để bù đắp được chi phí rủi ro phát sinh’’.

Carinn Neo, giám đốc danh mục đầu tư cấp cao tại Paragon Capital Management Singapore, cho biết: “Khi các ngân hàng trung ương tạm dừng tăng lãi suất vào cuối năm 2023 và thị trường kỳ vọng rằng Fed có thể cắt giảm lãi suất ngay trong quý II năm 2024, một số tổ chức phát hành có thể muốn chờ phát hành ở mức lãi suất thấp hơn”.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Trump gia tăng áp lực thuế quan trước thời hạn đàm phán thương mại với Nhật Bản và EU

Trump gia tăng áp lực thuế quan trước thời hạn đàm phán thương mại với Nhật Bản và EU

Tổng thống Donald Trump cảnh báo có thể áp thuế cao hơn với các đối tác thương mại nếu không đạt được thỏa thuận trước ngày 9/7, trong bối cảnh các cuộc đàm phán với Nhật Bản và EU vẫn chưa có đột phá. Nhật Bản tiếp tục bảo vệ lợi ích trong lĩnh vực ô tô và nông sản, trong khi EU tìm kiếm thỏa thuận duy trì mức thuế 10% kèm nhượng bộ từ Mỹ ở các ngành chiến lược.
Chứng khoán châu Á tăng theo đà Phố Wall; Nikkei giảm do lo ngại áp thuế từ Trump

Chứng khoán châu Á tăng theo đà Phố Wall; Nikkei giảm do lo ngại áp thuế từ Trump

Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm trong phiên thứ Ba, dẫn đầu là Hàn Quốc, hưởng lợi từ đà tăng kỷ lục trên Phố Wall. Ngược lại, chỉ số Nikkei của Nhật Bản giảm do lo ngại về nguy cơ áp thuế mới từ Tổng thống Mỹ Donald Trump. Tuy nhiên, đà tăng chung vẫn bị kìm hãm khi giới đầu tư giữ tâm lý thận trọng trước thời hạn ngày 9/7, thời điểm thuế suất của Mỹ có thể được nâng từ mức tạm thời 10%, trừ khi đạt được các thỏa thuận thương mại cụ thể.
BlackRock cảnh báo: Nợ công Mỹ leo thang đe dọa sức hút của trái phiếu chính phủ và đồng USD

BlackRock cảnh báo: Nợ công Mỹ leo thang đe dọa sức hút của trái phiếu chính phủ và đồng USD

BlackRock cảnh báo rằng nợ công Mỹ tăng vọt đang làm suy yếu sức hút của Trái phiếu chính phủ dài hạn và đồng USD, đồng thời đe dọa vị thế đặc biệt của Mỹ trên thị trường tài chính toàn cầu. Trong bối cảnh nguồn cung trái phiếu tăng mạnh nhưng cầu từ nhà đầu tư nước ngoài giảm, chi phí vay của chính phủ Mỹ có nguy cơ bị đẩy lên cao.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ