Giá dầu ổn định khi các nhà đầu tư đánh giá việc gia hạn cắt giảm sản lượng của OPEC+

Giá dầu ổn định khi các nhà đầu tư đánh giá việc gia hạn cắt giảm sản lượng của OPEC+

Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

14:54 03/06/2024

Giá dầu gần như đi ngang vào thứ Hai do các nhà đầu tư cân nhắc động thái của OPEC+ nhằm gia hạn cắt giảm sản lượng đến năm 2025.

HĐTL dầu Brent đáo hạn tháng 8 giảm 4 cent, tương đương 0.05%, xuống 81.07 USD/thùng, sau khi giảm xuống mức thấp nhất trong phiên là 80.55 USD/thùng. HĐTL dầu WTI kỳ hạn tháng 7 giảm 1 cent, tương đương 0.01%, xuống 76.98 USD/thùng, sau khi giảm xuống 76.39 USD/thùng trước đó.

Dầu Brent và dầu WTI giảm lần lượt 0.6% và 1% vào tuần trước.

OPEC+ hiện đang cắt giảm tổng sản lượng 5.86 triệu thùng/ngày, tương đương khoảng 5.7% nhu cầu toàn cầu.

Đợt cắt giảm này bao gồm việc cắt giảm 3.66 triệu thùng/ngày, sẽ hết hạn vào cuối năm 2024 và việc cắt giảm tự nguyện của 8 thành viên ở mức 2.2 triệu thùng/ngày sẽ hết hạn vào cuối tháng 6 năm 2024.

Tuy nhiên vào Chủ nhật, OPEC+ đã đồng ý gia hạn mức cắt giảm 3.66 triệu thùng/ngày thêm một năm cho đến cuối năm 2025. Họ cũng sẽ kéo dài mức cắt giảm 2.2 triệu thùng/ngày thêm ba tháng cho đến cuối tháng 9 năm 2024, trước khi dỡ bỏ dần việc cắt giảm trong 1 năm - từ tháng 10 năm 2024 đến tháng 9 năm 2025.

Các nhà phân tích cho biết, các nhà đầu tư sẽ mất thời gian để tính toán mức giảm sản lượng và đưa ra quyết định.

Người sáng lập công ty phân tích thị trường dầu mỏ Vanda (NASDAQ: VNĐA), Vandana Hari cho biết: “Nhìn chung, tôi nghĩ rằng quyết định này hơi bearish vì thị trường không kỳ vọng OPEC+ sẽ bắt đầu dỡ bỏ việc cắt giảm trong quý 4”.

Các nhà phân tích của Goldman Sachs lặp lại quan điểm này, nói rằng cuộc họp mang tính bearish bất chấp việc gia hạn cắt giảm sản lượng, vì 8 quốc gia OPEC+ đã báo hiệu kế hoạch dỡ bỏ dần việc cắt giảm tự nguyện 2.2 triệu thùng/ngày trong khoảng thời gian từ tháng 10 năm 2024 đến tháng 9 năm 2025.

Các nhà phân tích cho biết: “Cuộc đối thoại về kế hoạch chi tiết đáng nhằm dỡ bỏ các đợt cắt giảm bổ sung khiến việc duy trì sản lượng ở mức thấp trở nên khó khăn hơn nếu thị trường không đáp ứng được kỳ vọng của OPEC”.

Investing

Broker listing

Cùng chuyên mục

Thị trường hàng hóa: Động thái tăng nguồn cung của OPEC+ bị phớt lờ, Trung Quốc tiếp tục tích lũy vàng, Mỹ được mùa ngô

Thị trường hàng hóa: Động thái tăng nguồn cung của OPEC+ bị phớt lờ, Trung Quốc tiếp tục tích lũy vàng, Mỹ được mùa ngô

Giá dầu tăng bất chấp quyết định tăng sản lượng của OPEC+, nhờ tình trạng cung ứng ngắn hạn vẫn thắt chặt và căng thẳng địa chính trị ở Biển Đỏ. Trong khi đó, Trung Quốc tiếp tục mua vàng tháng thứ tám liên tiếp, còn dự trữ thép và sản lượng ở nước này đều giảm do nhu cầu yếu. Ở Mỹ, vụ mùa ngô diễn biến tích cực với kỳ vọng nguồn cung kỷ lục, kéo theo vị thế bán ròng tăng mạnh từ giới đầu cơ.
Giá dầu điều chỉnh nhẹ do lo ngại thuế quan Mỹ và sản lượng OPEC+ tăng

Giá dầu điều chỉnh nhẹ do lo ngại thuế quan Mỹ và sản lượng OPEC+ tăng

Giá dầu giảm trong phiên thứ Ba khi nhà đầu tư đánh giá tác động từ chính sách thuế quan mới của Mỹ và mức tăng sản lượng cao hơn dự kiến của OPEC+ trong tháng 8. Dù triển vọng tiêu thụ tại Mỹ vẫn tích cực, những bất ổn về thương mại và nguồn cung tiếp tục gây sức ép lên thị trường năng lượng.
Giá vàng sẽ đi về đâu trong bối cảnh bất ổn toàn cầu?

Giá vàng sẽ đi về đâu trong bối cảnh bất ổn toàn cầu?

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động, giá vàng tiếp tục giữ vững phong độ như một “phao cứu sinh” của giới đầu tư. Những căng thẳng thương mại do chính sách thuế của Donald Trump, sự nổi lên bất ngờ của Elon Musk trên chính trường Mỹ, cùng những tín hiệu trái chiều từ Cục Dự trữ Liên bang (Fed), đang khiến thị trường vàng trở thành tâm điểm của mọi sự chú ý. Khi đồng USD tăng giá và rủi ro lạm phát đình trệ hiện hữu, vàng không chỉ là tài sản trú ẩn, mà còn là tấm gương phản chiếu những chuyển động phức tạp của nền kinh tế thế giới năm 2025.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ