Thị trường hàng hóa: Động thái tăng nguồn cung của OPEC+ bị phớt lờ, Trung Quốc tiếp tục tích lũy vàng, Mỹ được mùa ngô

Thị trường hàng hóa: Động thái tăng nguồn cung của OPEC+ bị phớt lờ, Trung Quốc tiếp tục tích lũy vàng, Mỹ được mùa ngô

Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

16:35 08/07/2025

Giá dầu tăng bất chấp quyết định tăng sản lượng của OPEC+, nhờ tình trạng cung ứng ngắn hạn vẫn thắt chặt và căng thẳng địa chính trị ở Biển Đỏ. Trong khi đó, Trung Quốc tiếp tục mua vàng tháng thứ tám liên tiếp, còn dự trữ thép và sản lượng ở nước này đều giảm do nhu cầu yếu. Ở Mỹ, vụ mùa ngô diễn biến tích cực với kỳ vọng nguồn cung kỷ lục, kéo theo vị thế bán ròng tăng mạnh từ giới đầu cơ.

Giá dầu tăng bất chấp OPEC+ mở rộng sản lượng

Dù OPEC+ thông báo sẽ tăng sản lượng mạnh hơn kỳ vọng, giá dầu thế giới vẫn bật tăng trong phiên gần nhất. Dầu Brent đảo chiều tăng gần 1.9% nhờ Ả Rập Xê Út nâng giá bán chính thức cho tháng 8, trong bối cảnh thị trường vẫn thiếu hụt nguồn cung ngắn hạn. Tình trạng thắt chặt này thể hiện rõ qua mức chênh lệch giá Brent giao ngay giữ vững ở mức cao. Giới phân tích cho rằng nguồn cung dư thừa có thể chỉ xuất hiện vào cuối năm, khiến áp lực giảm giá bị trì hoãn.

Tình hình địa chính trị tiếp tục nóng lên, với các cuộc tấn công liên tiếp vào tàu chở hàng ở Biển Đỏ do lực lượng Houthi gây ra. Điều này càng khiến lo ngại gián đoạn nguồn cung gia tăng, buộc nhiều tàu hàng phải chọn tuyến đường vòng xa hơn qua Mũi Hảo Vọng.

Thị trường sản phẩm chưng cất trung gian cũng đối mặt với áp lực nguồn cung. Chênh lệch giá gasoil ICE vẫn ở mức cao (24 USD/thùng), trong khi mức chênh lệch thời gian giao ngay vọt lên hơn 56 USD/tấn – cao nhất kể từ tháng 7/2024. Tại Mỹ, tồn kho sản phẩm chưng cất đang ở mức thấp nhất trong hơn 20 năm, khiến giới đầu cơ mạnh tay gom hàng.

Tại châu Âu, đặc biệt ở vùng Amsterdam-Rotterdam-Antwerp (ARA), lượng gasoil tồn kho tiếp tục giảm đều đặn từ tháng 2 đến nay. Mặc dù sản lượng dầu tăng từ OPEC+ có thể thúc đẩy nguồn cung sản phẩm chưng cất trong thời gian tới, song rủi ro thiếu hụt khi bước vào mùa đông vẫn là điều cần theo dõi sát sao.

Trung Quốc đẩy mạnh mua vàng, thép hạ nhiệt trở lại

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc tiếp tục bổ sung dự trữ vàng trong tháng 6, đánh dấu tháng mua vào thứ tám liên tiếp. Cụ thể, Trung Quốc đã mua thêm 2.2 tấn vàng, nâng tổng dự trữ lên gần 2.300 tấn. Tính từ tháng 11/2024 đến nay, nước này đã gom tổng cộng hơn 34 tấn vàng.

Không chỉ Trung Quốc, các ngân hàng trung ương trên thế giới cũng tiếp tục đẩy mạnh mua vào, với tổng cộng 20 tấn được bổ sung trong tháng 5. Trong đó, Ngân hàng Quốc gia Ba Lan là bên mua lớn nhất với 67 tấn – dẫn đầu toàn cầu từ đầu năm 2025 đến nay.

Ở lĩnh vực kim loại đen, tồn kho thép tại các nhà máy lớn Trung Quốc giảm 4/7% trong nửa cuối tháng 6, sau hai tuần tăng liên tiếp. Tuy nhiên, lượng tồn vẫn cao hơn 5,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Sản lượng thép thô cũng giảm gần 1%, phản ánh sức tiêu thụ vẫn còn yếu.

Nông sản Mỹ: Ngô được mùa, sản lượng đậu nành ổn định

Theo báo cáo từ Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), vụ ngô năm nay đang diễn biến tích cực, với 74% diện tích được đánh giá từ “tốt” đến “rất tốt”, nhỉnh hơn so với năm ngoái. Vụ đậu nành tuy kém hơn một chút nhưng vẫn ở mức khá ổn định. Trong khi đó, việc thu hoạch lúa mì mùa đông đã hoàn tất hơn một nửa, vượt xa tiến độ tuần trước dù vẫn thấp hơn so với cùng kỳ năm 2024.

Dữ liệu từ Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai Mỹ (CFTC) cho thấy các nhà đầu cơ đang mạnh tay bán ròng ngô CBOT, nâng tổng vị thế bán lên mức cao nhất kể từ tháng 8/2024. Điều này phản ánh kỳ vọng nguồn cung dồi dào nhờ diện tích gieo trồng và năng suất tăng mạnh trong niên vụ 2025/26. Ở chiều ngược lại, đậu nành ghi nhận vị thế mua ròng sụt giảm đáng kể, xuống mức thấp nhất trong nhiều tuần.

Investing

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Thị trường hàng hóa: Động thái tăng nguồn cung của OPEC+ bị phớt lờ, Trung Quốc tiếp tục tích lũy vàng, Mỹ được mùa ngô

Thị trường hàng hóa: Động thái tăng nguồn cung của OPEC+ bị phớt lờ, Trung Quốc tiếp tục tích lũy vàng, Mỹ được mùa ngô

Giá dầu tăng bất chấp quyết định tăng sản lượng của OPEC+, nhờ tình trạng cung ứng ngắn hạn vẫn thắt chặt và căng thẳng địa chính trị ở Biển Đỏ. Trong khi đó, Trung Quốc tiếp tục mua vàng tháng thứ tám liên tiếp, còn dự trữ thép và sản lượng ở nước này đều giảm do nhu cầu yếu. Ở Mỹ, vụ mùa ngô diễn biến tích cực với kỳ vọng nguồn cung kỷ lục, kéo theo vị thế bán ròng tăng mạnh từ giới đầu cơ.
Giá dầu điều chỉnh nhẹ do lo ngại thuế quan Mỹ và sản lượng OPEC+ tăng

Giá dầu điều chỉnh nhẹ do lo ngại thuế quan Mỹ và sản lượng OPEC+ tăng

Giá dầu giảm trong phiên thứ Ba khi nhà đầu tư đánh giá tác động từ chính sách thuế quan mới của Mỹ và mức tăng sản lượng cao hơn dự kiến của OPEC+ trong tháng 8. Dù triển vọng tiêu thụ tại Mỹ vẫn tích cực, những bất ổn về thương mại và nguồn cung tiếp tục gây sức ép lên thị trường năng lượng.
Giá vàng sẽ đi về đâu trong bối cảnh bất ổn toàn cầu?

Giá vàng sẽ đi về đâu trong bối cảnh bất ổn toàn cầu?

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động, giá vàng tiếp tục giữ vững phong độ như một “phao cứu sinh” của giới đầu tư. Những căng thẳng thương mại do chính sách thuế của Donald Trump, sự nổi lên bất ngờ của Elon Musk trên chính trường Mỹ, cùng những tín hiệu trái chiều từ Cục Dự trữ Liên bang (Fed), đang khiến thị trường vàng trở thành tâm điểm của mọi sự chú ý. Khi đồng USD tăng giá và rủi ro lạm phát đình trệ hiện hữu, vàng không chỉ là tài sản trú ẩn, mà còn là tấm gương phản chiếu những chuyển động phức tạp của nền kinh tế thế giới năm 2025.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ