Khủng hoảng bất động sản: Tại sao người mua nhà ở Trung Quốc đang bỏ qua nhà mới?

Khủng hoảng bất động sản: Tại sao người mua nhà ở Trung Quốc đang bỏ qua nhà mới?

Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

14:31 02/07/2024

Các nhà phát triển Trung Quốc đang phải đối mặt với những khó khăn trong việc bán nhà mới, bất chấp sự phục hồi của thị trường nhà cũ tại các thành phố lớn.

Tại Thâm Quyến, doanh số bán nhà mới trong tháng 6 đã giảm 4% so với năm ngoái, ngay cả khi chính phủ đã nới lỏng chính sách nhằm kích thích thị trường. Midland Realty cho biết lượng tồn kho nhà cũ vẫn ở mức cao, làm tăng thêm chênh lệch giữa doanh số bán nhà mới và doanh số nhà cũ. Nhà phân tích Zhang Dawei của Centaline Group cho biết Bắc Kinh cũng đang ghi nhận xu hướng tương tự.

Người mua vẫn thận trọng đối với các căn hộ mới ở những thành phố lớn của Trung Quốc, vì các căn hộ nthường được chào bán với mức giá tương đối cao hoặc nằm ở các quận ngoại ô. Điều này gây ra nhiều thách thức đối với các nhà phát triển đang thiếu vốn, nhiều người trong số họ đang trông cậy vào sự phục hồi doanh số bán hàng để giảm bớt áp lực thanh khoản.

Người sáng lập Jingjian Consulting, công ty tư vấn cho các công ty bất động sản, Zhang Hongwei cho biết: “Người mua nhà đang thích những ngôi nhà cũ với mức giá rẻ, đồng thời ở gần các khu đô thị có nhiều cửa hàng, trường học và bệnh viện. Doanh số bán nhà mới có thể suy yếu hơn nữa vào cuối tháng 7”.

Chính sự suy yếu trong doanh số bán nhà mới đang cản trở đà phục hồi kinh tế của Trung Quốc, dự kiến ​​sẽ không đạt được mục tiêu tăng trưởng 5% của chính phủ trong năm nay. China Real Estate Information cho biết, mặc dù doanh số của 100 nhà phát triển bất động sản lớn nhất Trung Quốc đã được cải thiện vào tháng trước, các giao dịch trong tháng 6 vẫn ở mức thấp.

“Triển vọng mờ mịt về giá nhà và việc làm vẫn là rào cản đối với sự phục hồi bền vững trên diện rộng”, các nhà phân tích của Bloomberg Intelligence do Kristy Hung dẫn đầu cho biết hôm thứ Ba.

Các nhà kinh tế dự đoán rằng chính phủ sẽ đưa ra các biện pháp mới để thúc đẩy thị trường. Trung Quốc trước đó đã tung ra gói hỗ trợ 300 tỷ CNY (41 tỷ USD) để giúp các công ty được chính phủ hậu thuẫn mua hàng tồn kho dư thừa từ các công ty bất động sản.

Sự phục hồi của doanh số bán nhà cũ đang hỗ trợ cho các chủ sở hữu thu hồi vốn đầu tư.

Doanh số bán nhà cũ ở Trung Quốc tăng mạnh

Theo Midland Realty, vào tháng 6, số lượng bất động sản hiện có được bán ở Shenzhen đã tăng lên mức cao nhất trong hơn ba năm, vượt qua cả kỳ vọng. Theo dữ liệu chính thức của Centaline, con số này cũng đã tăng lên mức cao nhất trong gần 3 năm ở Thượng Hải và cao nhất trong 15 tháng ở Bắc Kinh.

Theo Zhang của Jingjian, ở Thượng Hải, khoảng 70% bất động được bán là những ngôi nhà đã qua sử dụng, xuống cấp và nằm trong khu vực đô thị. Những bất động sản này có giá dưới 4.5 triệu CNY.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Donald Trump đe dọa áp thuế 50% lên Brazil
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Donald Trump đe dọa áp thuế 50% lên Brazil

Donald Trump đã đe dọa áp mức thuế quan 50% lên hàng hóa từ Brazil và cáo buộc quốc gia này đe dọa quyền tự do ngôn luận, đánh dấu sự leo thang đáng kể trong căng thẳng giữa Mỹ và nền kinh tế lớn nhất khu vực Mỹ Latinh.
Trump áp thuế 50% với đồng để thúc đẩy sản xuất trong nước, bất chấp cảnh báo chi phí tăng cao

Trump áp thuế 50% với đồng để thúc đẩy sản xuất trong nước, bất chấp cảnh báo chi phí tăng cao

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố áp thuế 50% đối với đồng nhập khẩu từ ngày 1/8 nhằm tăng cường sản xuất nội địa trong các lĩnh vực quốc phòng, điện tử và ô tô. Mức thuế này dựa trên điều tra an ninh quốc gia và có thể ảnh hưởng lớn đến các đối tác thương mại như Chile, Canada và Mexico. Giới chuyên gia cảnh báo biện pháp này có thể đẩy chi phí tiêu dùng trong nước lên cao.
Trump áp thuế mạnh tay với thuốc và đồng, nhưng rủi ro chính sách có thể phản tác dụng

Trump áp thuế mạnh tay với thuốc và đồng, nhưng rủi ro chính sách có thể phản tác dụng

Tổng thống Mỹ Donald Trump đề xuất mức thuế cao với ngành dược phẩm và đồng nhằm thúc đẩy sản xuất trong nước. Tuy nhiên, việc áp cùng một biện pháp cho hai lĩnh vực khác biệt có thể dẫn đến kết quả trái chiều. Trong khi ngành dược có tiềm năng chuyển dịch sản xuất, thì nguồn cung đồng của Mỹ quá hạn chế để đáp ứng nhu cầu nội địa, khiến hiệu quả chính sách bị đặt dấu hỏi.
Lạm phát bán buôn Nhật Bản giảm tháng thứ ba liên tiếp, triển vọng chính sách tiền tệ đối mặt bất định thương mại với Mỹ

Lạm phát bán buôn Nhật Bản giảm tháng thứ ba liên tiếp, triển vọng chính sách tiền tệ đối mặt bất định thương mại với Mỹ

Lạm phát bán buôn của Nhật Bản tiếp tục chậm lại trong tháng 6, phản ánh xu hướng hạ nhiệt của giá nguyên liệu đầu vào. Trong bối cảnh lạm phát tiêu dùng có dấu hiệu suy yếu, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản duy trì lập trường thận trọng về điều chỉnh lãi suất. Tuy nhiên, triển vọng chính sách vẫn chịu tác động từ bất ổn thương mại, đặc biệt là rủi ro gia tăng thuế quan từ Mỹ.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ