Ngân hàng Dự trữ Úc giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp cuối của thống đốc đương nhiệm

Ngân hàng Dự trữ Úc giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp cuối của thống đốc đương nhiệm

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

15:24 05/09/2023

Ngân hàng trung ương Úc đã giữ nguyên lãi suất cơ bản và duy trì giọng điệu hawkish khi Thống đốc Philip Lowe kết thúc cuộc họp cuối cùng của mình.

Thống đốc RBA Lowe
Thống đốc RBA Lowe

Ngân hàng Dự trữ đã giữ lãi suất ở mức 4.1% trong cuộc họp thứ ba liên tiếp vào thứ Ba, quyết định cũng đã được thị trường dự báo từ trước. Việc tạm dừng liên tiếp cho thấy để tiếp tục tăng lãi suất, cần có sự thay đổi bất ngờ về dữ liệu kinh tế.

Theo Tony Sycamore, nhà phân tích thị trường tại IG, “dù ông Lowe có thể chậm chạp trong việc bắt đầu tăng lãi suất, nhưng ông tạm biệt RBA ngẩng cao đầu, biết rằng phần lớn công việc nặng nhọc để kiểm soát lạm phát đã được thực hiện trước nhiệm kỳ của bà Michele Bullock”. Nhiệm kỳ của thống đốc sẽ kết thúc vào ngày 17/9.

Kỳ vọng RBA sắp kết thúc chu kỳ thắt chặt khiến đồng tiền này giảm 1.2% so với USD, mức giảm mạnh nhất trong một tháng, trong khi lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 3 năm thoái lui đà tăng.

Ông Lowe tăng lãi suất chậm hơn so với hầu hết các ngân hàng trung ương lớn, phản ánh ảnh hưởng nhanh chóng của việc tăng lãi suất tới những người đi vay ở Úc, những người chủ yếu vay thế chấp bằng lãi suất thả nổi, thay vì lãi suất cố định 30 năm như Hoa Kỳ. Dù vậy, việc ông chỉ tăng 4%, thấp hơn nhiều so với 5.25% của Fed, dường như đã được đền đáp khi lạm phát hiện đang dần hạ nhiệt.

Ông Lowe cho biết trong tuyên bố sau cuộc họp: “Có thể cần phải thắt chặt hơn nữa chính sách tiền tệ để đảm bảo lạm phát trở lại mục tiêu trong khung thời gian hợp lý, nhưng điều đó sẽ tiếp tục phụ thuộc vào dữ liệu và đánh giá rủi ro ngày càng tăng”.

Triển vọng chính sách khác nhau với Mỹ và lo ngại về nền kinh tế Trung Quốc đã khiến đồng đô la Úc giảm hơn 4% so với đồng bạc xanh trong quý này.

Sean Callow, chiến lược gia tiền tệ cấp cao tại Westpac Banking, cho biết: “Lập trường chính sách của RBA vẫn gây áp lực lên AUD, đặc biệt là so với đồng USD, nơi lãi suất rất có thể duy trì hơn 125 điểm cơ bản so với lãi suất tiền mặt của RBA cho đến tận năm 2024”.

Số liệu tuần trước cho thấy lạm phát hàng tháng chậm lại nhanh hơn dự kiến ngay cả khi thị trường việc làm ở Úc - giống như nhiều nước phát triển - cho thấy sức mạnh đáng kinh ngạc.

Tuy nhiên, Lowe nhấn mạnh “những bất ổn đáng kể xoay quanh triển vọng”, bao gồm cả nguy cơ lạm phát giá dịch vụ dai dẳng ở Úc.

“Triển vọng tiêu dùng hộ gia đình vẫn chưa chắc chắn”. Nhấn mạnh sự cần thiết phải thận trọng, các hộ gia đình Úc vẫn nằm trong số những hộ gia đình có đòn bẩy tài chính cao nhất ở các nước phát triển, với tỷ lệ nợ trên thu nhập lên tới 188%.

Ngoài ra còn có những lo ngại ở nước ngoài khi Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Úc và là động lực chính của nền kinh tế toàn cầu, đang chìm trong cuộc khủng hoảng nhà ở. Nhu cầu yếu tại Trung Quốc đang ảnh hưởng đến giá hàng hóa quan trọng như quặng sắt và than đá, những mặt hàng chủ lực của Úc.

Mặc dù vậy, các nhà kinh tế kỳ vọng RBA sẽ cần tăng lãi suất ít nhất một lần nữa lên 4.35%, do tỷ lệ thất nghiệp cực thấp 3.7% và lạm phát vẫn tăng cao. CPI chỉ được dự báo sẽ quay trở lại mục tiêu 2-3% của RBA vào cuối năm 2025.

Ông Lowe đã thừa nhận con đường dẫn hạ cánh mềm đang rất hẹp, đồng thời nhắc lại rằng ngân hàng sẽ làm những gì cần thiết để đưa lạm phát trở lại mục tiêu. Dữ liệu vào thứ Tư dự kiến sẽ cho thấy tăng trưởng kinh tế hạ nhiệt trong quý II, với hoạt động chủ yếu được thúc đẩy bởi xuất khẩu.

Theo Callam Pickering, nhà kinh tế tại Indeed Inc, “chúng tôi dự đoán nền kinh tế sẽ tiếp tục hạ nhiệt trong nửa cuối năm nay. Nếu điều đó cũng khiến một số nguồn gây lạm phát trong nước suy yếu, thì chu kỳ thắt chặt của RBA có thể kết thúc.”

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Trump thúc đẩy Nhật Bản tăng nhập khẩu xe hơi sản xuất tại Mỹ

Trump thúc đẩy Nhật Bản tăng nhập khẩu xe hơi sản xuất tại Mỹ

Tổng thống Mỹ Donald Trump trong thỏa thuận thương mại mới nhất đã đưa ra yêu cầu quen thuộc, dù có phần bị lãng quên, rằng Nhật Bản phải 'mở cửa đất nước' cho xe hơi nhập khẩu từ Mỹ, có khả năng thổi bùng lại một vấn đề gây tranh cãi từ những năm 1980 và 1990.
Goldman Sachs dự báo mức thuế cơ bản của Trump sẽ tăng lên 15%

Goldman Sachs dự báo mức thuế cơ bản của Trump sẽ tăng lên 15%

Các nhà kinh tế tại Goldman Sachs Group Inc. dự báo mức thuế đối ứng của Mỹ sẽ tăng từ 10% lên 15%, với mức thuế 50% đối với đồng và các khoáng sản quan trọng — một kết quả có thể thúc đẩy lạm phát và gây áp lực lên tăng trưởng kinh tế.
Tổng thống Mỹ công bố thuế suất 19% đối với hàng hóa Philippines sau cuộc gặp với Tổng thống Marcos Jr.

Tổng thống Mỹ công bố thuế suất 19% đối với hàng hóa Philippines sau cuộc gặp với Tổng thống Marcos Jr.

Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo áp thuế 19% với hàng nhập khẩu từ Philippines sau cuộc gặp Tổng thống Ferdinand Marcos Jr., trong khi hàng hóa Mỹ sẽ được miễn thuế hoàn toàn. Thỏa thuận được xem là một phần trong chiến lược thương mại mới của Trump, giữa bối cảnh chưa có nhiều chi tiết được công bố. Marcos không đưa ra bình luận, trong khi Nhà Trắng cho biết các điều khoản sẽ được hoàn tất trong vài tuần tới.
Giá dầu phục hồi sau ba phiên giảm nhờ kỳ vọng thương mại và tồn kho Mỹ sụt giảm

Giá dầu phục hồi sau ba phiên giảm nhờ kỳ vọng thương mại và tồn kho Mỹ sụt giảm

Giá dầu tăng nhẹ trong phiên đầu ngày thứ Tư sau ba phiên giảm liên tiếp, nhờ tiến triển trong thỏa thuận thương mại Mỹ–Nhật và dự báo tồn kho dầu thô Mỹ giảm. Tuy nhiên, căng thẳng thương mại với EU và hiệu quả chưa rõ ràng từ các biện pháp trừng phạt Nga vẫn là yếu tố cần theo dõi.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ