Nhà tuyển dụng "ngập ngừng": Dấu hiệu thị trường lao động đang hạ nhiệt

Nhà tuyển dụng "ngập ngừng": Dấu hiệu thị trường lao động đang hạ nhiệt

Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

09:50 14/10/2024

Các công ty không quá lo lắng về việc họ đang sa thải nhiều người, nhưng họ cũng không quá tự tin sẽ tuyển dụng được nhiều người.

Bài đăng này, trích từ bài viết mới của tôi trên Bloomberg Opinion, đối với tôi rất quan trọng. Mối lo ngại lớn nhất của tôi là về sự sụt giảm tỷ lệ tuyển dụng hiện nay—không phải về suy thoái.

Số liệu tháng 9 mạnh mẽ là một điều tích cực sau nhiều tháng thị trường lao động hạ nhiệt và củng cố các dấu hiệu khác của sức mạnh kinh tế. Tuy nhiên, số liệu một tháng mạnh mẽ không có nghĩa những tháng sau cũng như vậy, và ngay cả khi Fed cắt giảm lãi suất, thì sự thay đổi bền vững trong việc tuyển dụng sẽ cần thời gian.

Trong báo cáo số liệu JOLTs mới nhất của tháng 8, tỷ lệ tuyển dụng đã giảm xuống còn 3.3%—tương đương với năm 2013, khi tỷ lệ thất nghiệp là hơn 7%. Tuy nhiên, điều đáng khích lệ là tình trạng sa thải vẫn ở mức thấp.

Thị trường lao động đang dần hạ nhiệt dựa trên số người được tuyển dụng

Trong quá khứ, việc mọi người không thể tìm được việc làm có tác động lớn hơn đến tỷ lệ thất nghiệp so với việc người lao động mất việc làm. Năm 2012, một bài nghiên cứu của Robert Shimer đã chỉ ra rằng tỷ lệ tìm được việc làm chiếm 3/4 những thay đổi về tỷ lệ thất nghiệp kể từ năm 1948.

Áp dụng các phương pháp này, Simon Mongey và Jeff Horwich tại Fed Minneapolis lập luận rằng sự suy giảm trong tỷ lệ tìm được việc làm cũng có thể là nguyên nhân cho phần lớn sự gia tăng tỷ lệ thất nghiệp kể từ nửa cuối năm 2022.

Ảnh hưởng của tỷ lệ tìm được việc làm đối với tỷ lệ thất nghiệp

Tỷ lệ thất nghiệp có thể sẽ tăng nếu việc tuyển dụng vẫn yếu, ngay cả khi có ít đợt sa thải hơn.

Giảm tuyển dụng thường là phản ứng đầu tiên của các công ty trong thời kỳ kinh tế khó khăn. Hơn một nửa số công ty được Fed Atlanta khảo sát cho biết họ sẽ giảm tuyển dụng trong thời kỳ suy thoái hoặc suy thoái trong ngành. Chỉ có 1/4 cho biết họ sẽ sa thải nhân viên.

Phản ứng của các công ty nếu kinh tế Mỹ suy thoái

Dưới đây là bốn lý do khiến việc tuyển dụng có thể đã giảm:

  • Vẫn hoạt động trong bối cảnh đại dịch, đặc biệt là trong lĩnh vực giải trí và dịch vụ khách sạn.
  • Việc Fed cắt giảm lãi suất chưa có ảnh hưởng đáng kể
  • Bất ổn về bầu cử/tài chính.
  • Công nghệ như AI.

Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ tuyển dụng giảm cũng có thể là từ tất cả các ý trên. Nghịch lý ở đây là: Các doanh nghiệp đang chờ đợi sự rõ ràng hơn về hướng đi của công nghệ và nền kinh tế trước khi họ tuyển thêm lao động.

Tuy nhiên, sự do dự này, có thể dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp tăng thêm và mức tăng lương chậm lại, sẽ chỉ làm gia tăng lo ngại về rủi ro suy thoái.

Vì vậy, hãy tiếp tục theo dõi thị trường lao động cho đến khi tỷ lệ tuyển dụng ổn định.

Investing.com

Broker listing

Cùng chuyên mục

USD chịu áp lực khi lo ngại về tính độc lập của Fed gia tăng dưới thời Trump

USD chịu áp lực khi lo ngại về tính độc lập của Fed gia tăng dưới thời Trump

USD giảm khi các nhà đầu tư ngày càng lo ngại về khả năng Tổng thống Trump can thiệp vào hoạt động của Cục Dự trữ Liên bang, sau những phát ngôn chỉ trích Chủ tịch Jerome Powell và gợi ý sẽ thay thế ông bằng một nhân vật thân thiện hơn với mục tiêu chính sách của Nhà Trắng, làm dấy lên nghi ngại về tính độc lập và trung lập của Fed.
Thay thế Powell: Kỳ vọng thị trường tăng cao, nhưng độc lập của Fed đối mặt thách thức

Thay thế Powell: Kỳ vọng thị trường tăng cao, nhưng độc lập của Fed đối mặt thách thức

Sự chênh lệch giữa dự báo lãi suất của Fed và kỳ vọng cắt giảm sâu hơn từ thị trường một phần phản ánh khả năng Jerome Powell sẽ được thay thế bởi một người ôn hòa hơn nếu Trump trở lại Nhà Trắng. Dù vậy, các chuyên gia cảnh báo không nên đánh giá thấp vai trò của dữ liệu và sự đồng thuận trong nội bộ Fed, cũng như rủi ro làm suy yếu tính độc lập chính trị của ngân hàng trung ương.
10 nghìn tỷ USD và tiếp tục tăng: Phố Wall tăng vọt, phe gấu bị nghiền nát

10 nghìn tỷ USD và tiếp tục tăng: Phố Wall tăng vọt, phe gấu bị nghiền nát

Phố Wall đang tăng mạnh, với S&P 500 đạt mức cao kỷ lục và vốn hóa thị trường tăng gần 10 nghìn tỷ USD kể từ tháng Tư, nhờ lạm phát hạ nhiệt, chính sách ôn hòa hơn từ Fed và sự hồi phục của nhóm cổ phiếu ngân hàng. Trong khi đó, thị trường ngoại hối lại phản ánh lo ngại về rủi ro cấu trúc và bất ổn chính trị, tạo nên một giai đoạn phân kỳ nơi chỉ một bên có thể đúng.
Bỏ mặc chiến tranh, thị trường Mỹ lại lao lên: Lý do đằng sau sự vững vàng
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Bỏ mặc chiến tranh, thị trường Mỹ lại lao lên: Lý do đằng sau sự vững vàng

Dù xung đột bùng phát ở Trung Đông, thị trường Mỹ dường như chẳng mảy may bận tâm. Chỉ số S&P 500 vẫn đều đặn leo cao, bất chấp loạt cú sốc từ địa chính trị, chính sách thuế quan, cho tới nỗi lo về thị trường nhà ở. Điều gì đang đứng sau sự vững vàng đến khó tin này?
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ