Nhận định cổ phiếu quý II: Ai là người đúng về SVB, FED hay thị trường?

Nhận định cổ phiếu quý II: Ai là người đúng về SVB, FED hay thị trường?

Phạm Anh Vũ

Phạm Anh Vũ

Junior Analyst

15:02 02/04/2023

Nasdaq 100 vượt lên dẫn trước trong khi chỉ số Dow Jones hoạt động kém hiệu quả. Tỷ lệ Nasdaq/Dow tăng mạnh, chạm mức cao nhất kể từ tháng Tám.

Sự sụp đổ của Ngân hàng Thung lũng Silicon vào đầu tháng 3 đã ngăn chặn đà phục hồi trong hoạt động kinh tế của Hoa Kỳ. Trên biểu đồ bên dưới, Nasdaq đạt đỉnh vào tháng 2 sau khi báo cáo bảng lương phi nông nghiệp bùng nổ của tháng 1 được công bố. Tiếp theo là giai đoạn diều hâu của FED đã đẩy lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 2 năm lên cao khi Nasdaq giảm. Không lâu sau, SVB sụp đổ. Điều đó đã khiến lợi suất TPCP giảm xuống khi thị trường định giá FED cắt giảm lãi suất vào cuối năm nay.

Chính phủ đã can thiệp để bảo vệ người gửi tiền của SVB và và đã trấn an được thị trường. Kỳ vọng chính sách ôn hòa của FED vẫn được duy trì, cho phép lĩnh vực công nghệ hưởng lợi từ triển vọng chi phí đi vay giảm trong tương lai.

Nasdaq 100 First Quarter Timeline

Vào tháng 3, FED đã tiến hành thắt chặt. Lãi suất đã tăng 25bps, đưa lãi suất mục tiêu lên 4.75% - 5.00%. Chủ tịch Jerome Powell sau đó đã tiến hành một cuộc họp báo như thường lệ và cho thấy rằng các nhà hoạch định chính sách dự định không cắt giảm lãi suất trong năm nay. Điều này đã đặt ngân hàng trung ương vào một con đường khác với thị trường.

Trong khi FED dự kiến không thay đổi lãi suất trong năm nay, các hợp đồng hoán đổi chỉ số đang định giá gần 100bps trong các đợt cắt giảm vào cuối năm nay.

How Has SVB Impacted Fed Policy Bets?

Nếu thị trường sai, Nasdaq (và chứng khoán nói chung) sẽ rất dễ bị tổn thương trong tương lai khi kỳ vọng cắt giảm lãi suất được định giá lại.

Mặt khác, nếu FED sai, nền kinh tế có thể gặp rắc rối. Dựa trên một nghiên cứu về mặt lịch sử, S&P 500 đã giảm trung bình khoảng 7% trong 3 tháng đầu tiên của các cuộc suy thoái ở Hoa Kỳ kể từ năm 1969. Tất nhiên, mỗi cuộc suy thoái đều khác nhau.

Chỉ những dữ liệu kinh tế trong Quý 2 mới cho biết nền kinh tế Hoa Kỳ vượt qua sự sụp đổ của SVB như thế nào. Hiện tại, nhà giao dịch có thể quan sát kỳ vọng lạm phát đã phát triển như thế nào sau SVB.

Trong biểu đồ cuối cùng bên dưới là tỷ lệ hòa vốn 2 và 5 năm (thước đo kỳ vọng lạm phát) khung hàng tuần. Khi nền kinh tế thế giới ngừng hoạt động, thị trường bắt đầu định giá theo vòng xoáy giảm phát, một hậu quả của suy thoái.

Một đợt giảm tỷ lệ hòa vốn tương tự đã không xảy ra sau sự sụp đổ của SVB nhờ vào quyết định lãi suất của FED tháng 3, dù vẫn có những tổn thất nhất định. Điều này hỗ trợ niềm tin của FED trong thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, kỳ vọng CPI trung hạn tiếp tục giảm có thể là dấu hiệu ngày càng tăng của những khó khăn kinh tế phía trước.

How Has SVB Impacted Inflation Expectations?

DailyFX

Broker listing

Cùng chuyên mục

Triển vọng USD/JPY, USD/CHF: Mô hình đảo chiều và lợi suất tăng củng cố tiềm năng tăng giá

Triển vọng USD/JPY, USD/CHF: Mô hình đảo chiều và lợi suất tăng củng cố tiềm năng tăng giá

Đồng USD đã tăng giá so với JPY và CHF trong bối cảnh kỳ vọng về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cắt giảm lãi suất ngày càng suy yếu. Các mô hình kỹ thuật theo chiều hướng tăng đang hình thành, đặt câu hỏi liệu đà tăng này có thể kéo dài đến hết tuần giao dịch hay không? Lợi suất Mỹ tăng vọt sau dữ liệu mạnh mẽ và kỳ vọng cắt giảm lãi suất năm 2025 giảm dần. USD/JPY và USD/CHF phục hồi, hình thành các mô hình đảo chiều tăng giá. Tương quan với lợi suất trái phiếu 10 năm của Mỹ đã tăng mạnh gần đây. CPI Tokyo sắp được công bố mang lại rủi ro sự kiện ngắn hạn.
Kỳ vọng cắt giảm lãi suất ECB suy yếu hỗ trợ đồng Euro; Trump dịu giọng với Powell
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Kỳ vọng cắt giảm lãi suất ECB suy yếu hỗ trợ đồng Euro; Trump dịu giọng với Powell

EUR tăng mạnh so với GBP và CHF khi kỳ vọng về một đợt cắt giảm lãi suất vào tháng 9 từ Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) bắt đầu phai nhạt. Một số chuyên gia phân tích hiện cho rằng tháng 10 mới là thời điểm hợp lý hơn, sau khi Chủ tịch ECB Christine Lagarde giữ lập trường lạc quan trong cuộc họp báo sau quyết định lãi suất hôm qua. Bà nhấn mạnh rằng các dự báo cơ sở từ tháng 6 vẫn có giá trị, ngay cả khi Mỹ đe dọa áp thuế. Việc chỉ số PMI dịch vụ tháng 7 cải thiện gần đây cũng góp phần giảm bớt áp lực cắt giảm lãi suất trong ngắn hạn.
Doanh số bán lẻ tại Anh tăng 0.9% trong tháng 6, không đạt kỳ vọng; GBP/USD rút lui từ mốc $1.35

Doanh số bán lẻ tại Anh tăng 0.9% trong tháng 6, không đạt kỳ vọng; GBP/USD rút lui từ mốc $1.35

Doanh số bán lẻ của Anh tăng 0.9% so với tháng trước trong tháng 6, làm giảm bớt lo ngại về suy thoái kinh tế và làm giảm kỳ vọng cắt giảm lãi suất của BoE. Thời tiết ấm hơn đã thúc đẩy doanh số bán thực phẩm và nhiên liệu tăng cao, với giá nhiên liệu tăng 2.8%, mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 5 năm 2024. Tỷ giá GBP/USD giảm do dữ liệu yếu hơn dự kiến.
Tình hình thuế quan đã ổn định, vậy tại sao USD vẫn chưa tăng mạnh?

Tình hình thuế quan đã ổn định, vậy tại sao USD vẫn chưa tăng mạnh?

USD đang trong xu hướng tăng và sự điều chỉnh gần đây là hợp lý trong một mô hình tích lũy. Mô hình thuế quan, thời điểm linh hoạt và phản ứng của thị trường – tiếp tục hoạt động. Thị trường đã chuyển sang định giá thuế quan là yếu tố tích cực cho USD. Vàng đã phá vỡ hỗ trợ quan trọng, và khả năng giảm sâu hơn đang tăng. Các cổ phiếu khai thác cũng có thể chứng kiến áp lực bán mạnh.
Tâm điểm dồn về ECB và chuyến thăm Fed của ông Trump khi thị trường lạc quan trước tiến triển thương mại
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Tâm điểm dồn về ECB và chuyến thăm Fed của ông Trump khi thị trường lạc quan trước tiến triển thương mại

Cả S&P 500 và NASDAQ đều thiết lập mức đỉnh lịch sử mới trong phiên giao dịch qua đêm. Chỉ số DOW cũng tăng hơn 500 điểm, được thúc đẩy bởi sự lạc quan xoay quanh thỏa thuận thương mại Mỹ–Nhật. Tại châu Á, chỉ số Nikkei của Nhật tiếp tục tăng mạnh, với đà hiện tại cho thấy khả năng lập đỉnh mới trong tầm tay.
Thị trường ăn mừng thỏa thuận thương mại Mỹ - Nhật, và "ngó lơ" bất ổn chính trị Nhật Bản
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Thị trường ăn mừng thỏa thuận thương mại Mỹ - Nhật, và "ngó lơ" bất ổn chính trị Nhật Bản

Đồng Yên suy yếu trên diện rộng tại thị trường châu Á khi tâm lý chấp nhận rủi ro tăng mạnh, nhờ thông tin về thỏa thuận thương mại được chờ đợi từ lâu giữa Nhật Bản và Mỹ. Theo thỏa thuận, mức thuế quan với hàng hóa Nhật Bản sẽ được ấn định ở mức 15%, giảm so với mức 25% từng bị đe dọa trước đó.
RBA báo hiệu tiếp tục hạ lãi suất, khu vực châu Á "méo mặt" với thuế quan
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

RBA báo hiệu tiếp tục hạ lãi suất, khu vực châu Á "méo mặt" với thuế quan

AUD/USD suy yếu trong phiên giao dịch châu Á ngày thứ Ba sau khi biên bản cuộc họp tháng 7 của RBA xác nhận quan điểm ôn hòa, bất chấp quyết định giữ nguyên lãi suất gây bất ngờ. Hội đồng điều hành vẫn có xu hướng nới lỏng thêm, với trọng tâm tranh luận xoay quanh thời điểm thay vì hướng đi chính sách.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ