Chỉ số DXY phục hồi vượt mốc 101.00 vào phiên Mỹ, dù động thái này dường như vẫn thiếu sự thuyết phục. Giá vàng và bạc thoái lui nhưng triển vọng tăng nhìn chung vẫn tích cực.
Giá dầu thô tiếp tục giao dịch với sắc đỏ do tăng trưởng kinh tế trì trệ ở Mỹ và Trung Quốc đã làm gia tăng những lo ngại về nhu cầu. Việc Libya tuyên bố ngừng sản xuất cũng như cung ứng dầu ra thị trường, cùng với căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông có thể giúp hạn chế đà giảm.
Giá vàng đã quay trở lại sắc đỏ nhưng vẫn duy trì trong phạm vi quen thuộc của tuần này trên mốc 2,500 USD. XAU/USD lặp lại diễn biến tiêu cực đã thấy trong phiên Á hôm thứ Ba, trong khi chờ đợi các bài phát biểu từ các nhà hoạch định chính sách của Fed để có thêm những gợi ý mới về triển vọng lãi suất.
EUR/USD không biến động nhiều sau dữ liệu tâm lý người tiêu dùng GfK bi quan của Đức được công bố vào tối qua theo giờ Việt Nam. EUR/USD hiện vẫn sideway quanh 1.1170 và tính riêng tháng 8, cặp tiền đã tăng hơn 3.8%.
Thị trường tiền mã hóa đang trải qua biến động mạnh, với Bitcoin và Ethereum giảm giá đáng kể, dẫn đến hàng trăm triệu USD bị thanh lý. Trong khi đó, XRP đang thu hút sự chú ý do hoạt động tích lũy từ các "cá voi", cho thấy tiềm năng tăng trong tương lai gần, mặc dù gần đây đã đánh mất mức hỗ trợ quan trọng.
Các chỉ số kinh tế vĩ mô quan trọng trong tuần này sẽ ảnh hưởng đến kỳ vọng cắt giảm lãi suất của Fed trong tương lai và tác động đến cặp tiền tệ này. Sự suy yếu của đồng USD, lập trường tương đối thắt chặt của Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) có thể thúc đẩy thêm đà tăng cho GBP/USD.
Cặp tiền chịu áp lực do tâm lý thắt chặt bao trùm triển vọng chính sách của BoJ và kỳ vọng BoJ sẽ tiếp tục tăng lãi suất. Chủ tịch Fed Mỹ Powell báo hiệu sắp cắt giảm lãi suất, điều này sẽ gây bất lợi cho đồng bạc xanh.
AUD/USD có thể được hỗ trợ nhờ tâm lý ưa thích rủi ro cải thiện sau phát biểu thiên về nới lỏng của Chủ tịch Fed Powell và quan điểm "hawkish" của RBA về triển vọng chính sách. Đồng bạc xanh sụt giảm do kỳ vọng ngày càng tăng về việc Fed sẽ hạ giảm lãi suất 25 điểm cơ bản vào tháng 9.
Giá dầu thô WTI tạm thời chững lại quanh mốc 77.00 USD sau pha tăng vọt gần 3%. Việc Libya tuyên bố ngừng sản xuất và xuất khẩu dầu thô đã thúc đẩy lo ngại mới về nguồn cung. Nền kinh tế Trung Quốc trì trệ và lo ngại về nhu cầu dầu có thể hạn chế đà tăng của giá vàng đen.
AUD/JPY giảm nhẹ, chủ yếu chịu ảnh hưởng từ bài phát biểu hawkish của Thống đốc BoJ - Kazuo Ueda tại Quốc hội vào thứ Sáu. BoJ có thể tăng lãi suất hơn nữa nếu dự báo kinh tế của họ chính xác. Mức giảm của AUD/JPY có thể bị hạn chế do RBA hawkish.