Tín hiệu giảm phát tại Trung Quốc gia tăng, làm nổi bật rủi ro đối với đàm phán thương mại; AUD/USD duy trì đà tăng

Tín hiệu giảm phát tại Trung Quốc gia tăng, làm nổi bật rủi ro đối với đàm phán thương mại; AUD/USD duy trì đà tăng

Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

11:45 09/06/2025

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Trung Quốc giảm 0.1% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 5, làm nổi bật áp lực giảm phát trong bối cảnh nhu cầu nội địa tiếp tục suy yếu. Chỉ số giá sản xuất (PPI) giảm 3.3% YoY, nối dài xu hướng giảm của tháng 4, phản ánh căng thẳng gia tăng trong lĩnh vực công nghiệp. Các cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung tiếp tục diễn ra tại London, với khả năng tác động lớn hơn đến tâm lý thị trường so với dữ liệu lạm phát.

Áp lực giảm phát kéo dài tại Trung Quốc trước thềm đàm phán thương mại Mỹ - Trung

Nền kinh tế Trung Quốc đang chịu sự giám sát chặt chẽ trong bối cảnh thị trường toàn cầu chuẩn bị cho vòng đàm phán thương mại Mỹ - Trung dự kiến bắt đầu lại vào thứ Hai, ngày 9/6. Các dữ liệu mới công bố về lạm phát và giá sản xuất tiếp tục phản ánh tình trạng nhu cầu suy yếu kéo dài.

Cụ thể, CPI trong tháng 5 giảm 0.1% so với cùng kỳ năm trước, bằng với mức giảm của tháng 4, trong khi so với tháng trước, chỉ số này giảm 0.2%.
PPI cũng cho thấy xu hướng tương tự, với mức giảm 3,3% YoY trong tháng 5, sâu hơn so với mức giảm 2.7% của tháng trước.

Diễn biến giá cả trong tháng 5 phù hợp với dữ liệu từ khảo sát PMI tổng hợp Caixin, trong đó chi phí đầu vào trung bình giảm với tốc độ nhanh nhất trong hơn hai năm. Do đó, các doanh nghiệp tiếp tục điều chỉnh giảm giá để duy trì sức cạnh tranh trong môi trường áp lực ngày càng tăng.

Áp lực giảm phát ở Trung Quốc kéo dài.

Đàm phán Mỹ - Trung, nhu cầu nội địa và khả năng kích thích từ Bắc Kinh

Dữ liệu lạm phát tháng 5 đã làm nổi bật những khó khăn mà Bắc Kinh đang đối mặt trong việc thúc đẩy tiêu dùng và khơi thông nhu cầu trong nước. Với áp lực giảm phát ngày càng rõ rệt và chỉ số PMI tổng hợp Caixin giảm xuống dưới ngưỡng trung lập 50 điểm, Bắc Kinh có thể buộc phải cân nhắc thêm các gói kích thích.

Tuy nhiên, trong ngắn hạn, chính phủ có thể lựa chọn giữ im lặng khi các cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung nối lại tại London vào cuối ngày hôm nay.
Kết quả từ cuộc gặp này nhiều khả năng sẽ ảnh hưởng lớn hơn tới khẩu vị rủi ro của thị trường toàn cầu so với bản thân dữ liệu lạm phát.

Thị trường phản ứng với dữ liệu lạm phát Trung Quốc

Chỉ số Hang Seng mở cửa tăng lên mức cao 24,044 điểm, nhưng sau khi dữ liệu lạm phát được công bố, thị trường điều chỉnh nhẹ và kết thúc phiên sáng tăng 0.72% lên mức 23,964 điểm.

Hang Seng giảm trở lại do dữ liệu lạm phát yếu hơn.

Chỉ số Hang Seng – Biểu đồ 5 phút – 090625

Trên thị trường ngoại hối, cặp AUD/USD đã tăng lên mức đỉnh $0.65115 ngay trước khi dữ liệu được công bố. Tuy nhiên, sau khi phản ứng với số liệu lạm phát, cặp tiền này giảm xuống mức thấp $0.65051 trước khi ổn định trở lại. Tại thời điểm viết bài, AUD/USD đang tăng 0.26% lên $0.65061.

AUD/USD phản ứng với các số liệu lạm phát.

AUDUSD – Biểu đồ 5 phút – 090625

Tuy nhiên, các cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung vẫn sẽ đóng vai trò then chốt trong việc định hình xu hướng của AUD/USD. Với Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất, chiếm khoảng một phần ba tổng xuất khẩu của Úc, đồng AUD vẫn rất nhạy cảm với các dữ liệu thương mại và tin tức liên quan đến đàm phán Mỹ - Trung.

Thống đốc RBA Michele Bullock gần đây cũng đã cảnh báo về những rủi ro từ căng thẳng thương mại leo thang, phát biểu:

“Nền kinh tế Úc có thể dễ dàng chịu ảnh hưởng nếu chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang. Tùy vào cách các sự kiện thương mại diễn tiến, lãi suất có thể cần được điều chỉnh thêm. Nhưng ở thời điểm hiện tại, chúng tôi tin rằng lãi suất đang ở vị trí phù hợp.”

Triển vọng thị trường hôm nay: Dữ liệu thương mại và tiến triển đàm phán

Sáng nay, thị trường sẽ chú ý đến dữ liệu thương mại từ Trung Quốc khi các nhà đầu tư chờ đợi diễn biến từ các cuộc đàm phán Mỹ - Trung.

Các nhà phân tích dự báo xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 5 tăng 5% YoY, chậm lại so với mức tăng 8.1% của tháng 4, phản ánh tác động của các biện pháp thuế quan được áp dụng trước thời hạn trong tháng 3. Tháng 3, xuất khẩu đã bất ngờ tăng vọt 12.4%.

Các điều khoản thương mại của Trung Quốc dự kiến sẽ phản ánh tác động của thuế quan đối với nhu cầu.

FX Empire – Xuất khẩu của Trung Quốc

Ở chiều ngược lại, nhập khẩu được dự đoán giảm 0.9% YoY, so với mức giảm 0.2% của tháng trước – một chỉ báo cho thấy nhu cầu nội địa tiếp tục yếu, phù hợp với xu hướng giảm phát đang lan rộng.

Mặc dù có kỳ vọng rằng tiến triển trong đàm phán thương mại có thể hỗ trợ nhu cầu cổ phiếu niêm yết tại Hồng Kông và Trung Quốc đại lục, dữ liệu thương mại kém khả quan có thể khiến mục tiêu tăng trưởng GDP 5% của Bắc Kinh gặp khó khăn.

Ngược lại, nếu dữ liệu thương mại tích cực và đàm phán đạt được bước tiến rõ rệt, điều đó có thể tạo lực đẩy mạnh mẽ cho các tài sản rủi ro.

.

fxempire

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Giá cả tăng, lương giảm: Người Nhật sẽ quay lưng với chính trị truyền thống?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Giá cả tăng, lương giảm: Người Nhật sẽ quay lưng với chính trị truyền thống?

Đồng yên mất giá đang không chỉ khiến đời sống người dân Nhật Bản thêm khó khăn mà còn làm thay đổi cả bức tranh chính trị của đất nước này. Khi lạm phát tăng, thu nhập giảm và du khách nước ngoài đổ xô tới tiêu xài, nhiều cử tri Nhật cảm thấy bị bỏ lại phía sau. Trong bối cảnh đó, những đảng phái cực hữu như Sanseito bắt đầu thu hút sự chú ý, với thông điệp bài ngoại, chống toàn cầu hóa và hứa hẹn "đưa người Nhật lên trước tiên".
Nhận định USD/JPY và AUD/USD: Đàm phán thương mại và lạm phát Mỹ tác động mạnh mẽ lên thị trường

Nhận định USD/JPY và AUD/USD: Đàm phán thương mại và lạm phát Mỹ tác động mạnh mẽ lên thị trường

Cặp USD/JPY chịu ảnh hưởng từ chỉ số Reuters Tankan tăng mạnh, củng cố kỳ vọng về việc Ngân hàng Nhật Bản (BoJ) thắt chặt chính sách tiền tệ vào năm 2025. Trong khi đó, triển vọng của AUD/USD phụ thuộc vào hoạt động xây dựng tại Úc và các chính sách kích thích kinh tế của Trung Quốc. Chỉ số Giá Sản xuất (PPI) của Mỹ, dự kiến tăng 2.5% so với cùng kỳ, sẽ là yếu tố then chốt định hình kỳ vọng cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang (Fed), từ đó ảnh hưởng đến xu hướng của cả hai cặp tiền này.
Thủ tướng Úc cần giữ quan điểm trung lập trong chuyến thăm Trung Quốc

Thủ tướng Úc cần giữ quan điểm trung lập trong chuyến thăm Trung Quốc

Trong chuyến thăm Trung Quốc, Thủ tướng Úc Anthony Albanese tìm cách thúc đẩy thương mại và du lịch, nhưng căng thẳng địa chính trị giữa Washington và Bắc Kinh — đặc biệt xoay quanh vấn đề Đài Loan — đang đặt Canberra vào thế khó. Úc không muốn hy sinh cơ hội kinh tế với Trung Quốc, cũng như không thể buông lơi mối quan hệ an ninh lâu đời với Mỹ. Trong bối cảnh đó, Albanese chọn cách giữ lập trường trung lập và tập trung vào lợi ích chung với cả hai bên.
Nhận định USD/JPY và AUD/USD: Thuế quan, BoJ và dữ liệu kinh tế Trung Quốc là tâm điểm tuần này

Nhận định USD/JPY và AUD/USD: Thuế quan, BoJ và dữ liệu kinh tế Trung Quốc là tâm điểm tuần này

Thuế quan 25% của Trump sẽ khiến đàm phán thương mại Mỹ–Nhật thêm căng, làm giảm triển vọng nâng lãi suất của BoJ trong năm 2025. Dữ liệu thương mại mạnh từ Trung Quốc có thể thúc đẩy AUD/USD, ngược lại nếu yếu thì kích hoạt kỳ vọng RBA giảm lãi suất. Phát biểu của các quan chức Fed hôm nay có thể định hình kỳ vọng lãi suất, tác động tới xu hướng USD/JPY và AUD/USD.
Fed có thể giữ được tính độc lập dưới thời Trump không?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Fed có thể giữ được tính độc lập dưới thời Trump không?

Trong bối cảnh Donald Trump nhiều khả năng tái đắc cử tổng thống Mỹ, câu hỏi về khả năng duy trì tính độc lập của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) ngày càng trở nên cấp bách. Những chỉ trích gay gắt, các đòn tấn công cá nhân nhắm vào Chủ tịch Fed Jay Powell cùng với ý định thay thế ông bằng một “chủ tịch bóng” đang làm dấy lên lo ngại về việc chính sách tiền tệ có thể bị chính trị hóa. Trong khi Powell vẫn giữ vững lập trường và sự ủng hộ từ giới chuyên gia, áp lực từ Nhà Trắng và tâm lý bài giới tinh hoa đang đặt ra thách thức chưa từng có cho sự độc lập của ngân hàng trung ương quyền lực nhất thế giới.
Nhận định USD/JPY và AUD/USD: Fed và đàm phán thương mại là yếu tố quyết định

Nhận định USD/JPY và AUD/USD: Fed và đàm phán thương mại là yếu tố quyết định

USD/JPY tiến sát mốc 147 khi thuế quan gây áp lực lên kinh tế Nhật, tác động đến định hướng chính sách của BoJ và tâm lý thị trường. AUD/USD chạm 0,65941 USD sau khi RBA giữ nguyên lãi suất và đánh giá tác động hạn chế từ các biện pháp thuế của Mỹ. Các phát biểu từ Fed có thể làm thay đổi chênh lệch lãi suất; lập trường ôn hòa có thể hỗ trợ cả đồng Yên và đồng Úc.
Sáu tháng đầu nhiệm kỳ: Trump làm nước Mỹ yếu đi ra sao?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Sáu tháng đầu nhiệm kỳ: Trump làm nước Mỹ yếu đi ra sao?

Chỉ trong chưa đầy sáu tháng đầu nhiệm kỳ, Donald Trump đã tiến hành một loạt thay đổi sâu rộng, làm lung lay nền tảng dân chủ, pháp quyền và vị thế quốc tế của nước Mỹ. Từ việc cai trị bằng sắc lệnh, bổ nhiệm người thân tín thiếu năng lực, tấn công vào khoa học, đến việc đẩy mạnh chủ nghĩa đơn phương và gây bất ổn toàn cầu, những gì Trump đang làm khiến nhiều người lo ngại rằng nước Mỹ đang rời xa chính những giá trị từng làm nên sức mạnh và sự vĩ đại của mình.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ