Trước giờ G phiên họp FOMC tháng 9 - Thị trường đang kỳ vọng điều gì?

Trước giờ G phiên họp FOMC tháng 9 - Thị trường đang kỳ vọng điều gì?

Tú Đỗ

Tú Đỗ

Senior Economic Analyst

17:08 22/09/2021

Mọi ánh mắt đang đổ dồn vào quyết định của Fed trong phiên họp tháng 9

Fed được kỳ vọng giữ nguyên chính sách trong phiên họp tháng 9
Fed được kỳ vọng giữ nguyên chính sách trong phiên họp tháng 9

Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) được kỳ vọng sẽ thu hẹp chương trình mua tài sản vào cuối năm nay đồng thời có thể dịch chuyển thời điểm tăng lãi suất trở lại vào năm 2022. Fed gần như chắc chắn sẽ giữ nguyên lãi suất và tốc độ mua trái phiếu ở mức 120 tỷ USD/tháng trong phiên họp sắp diễn ra. Tuy nhiên, sự chú ý thực sự sẽ hướng tới biểu đồ dotplot và số liệu dự phóng kinh tế mới.

Ở biểu đồ dotplot gần nhất, đã có 7/18 thành viên Fed đồng ý với việc nâng lãi suất kể từ năm 2022. Với việc dự báo lạm phát nhiều khả năng sẽ được điều chỉnh tăng trong phiên họp lần này, có thể sẽ có thêm thành viên gia nhập vào "câu lạc bộ 2022". Việc sự ủng hộ tăng lãi suất sớm ngày càng đông đảo sẽ xói mòn thông điệp của Chủ tịch Powell rằng cần kiên nhẫn hơn khi rủi ro từ Covid-19 vẫn còn hiện hữu.

"Câu chuyện về thu hẹp đã được nhắc đi nhắc lại do đó khó có thể gây ra nhiều bất ngờ, trong khi đó biểu đồ dotplot sẽ khó lường hơn" Roberto Perli, nhà cựu kinh tế học tại Fed nhận định. 

Những kết quả công việc của ông Powell cũng sẽ được đánh giá bởi Nhà Trắng. Nhiệm kỳ 4 năm của ông tại Fed sẽ kết thúc vào tháng 2 tới. Phần lớn các nhà kinh tế học đều kỳ vọng Tổng thống Joe Biden sẽ giữ ông lại chiếc ghế nóng, tuy vậy một số người cấp tiền mong muốn chính phủ chọn ra một vị chủ tịch mới. Quyết định cuối cùng của ông Biden sẽ được đưa ra vào mùa thu này.

Kế hoạch thu hẹp tốc độ QE

Vấn đề nổi cộm kể từ đầu tuần về rủi ro vỡ nợ của tập đoàn bất động sản Evergrande có lẽ sẽ chưa đủ để làm thay đổi giọng điệu của Fed trong phiên họp lần này. Phần lớn thời lượng cuộc họp nhiều khả năng sẽ tập trung vào thời điểm thực hiện, cấu phần và tốc độ của quá trình thu hẹp dần QE. Fed hiện đang mua 80 tỷ USD trái phiếu chính phủ và 40 tỷ USD trái phiếu thế chấp bất động sản mỗi tháng. Các nhà làm luật đã cam kết sẽ duy trì tôc độ này cho tới khi nền kinh tế cho thấy sự "phục hồi đáng kể" về lạm phát và việc làm.

Thông báo của FOMC

Trong bài phát biểu vào cuối tháng 8 tại Jackson Hole, Chủ tịch Powell đã nói rằng FOMC có thể bắt đầu thu hẹp nới lỏng trong năm nay khi đã đạt được mục tiêu về lạm phát và thị trường lao động đã có những bước tiến rõ rệt. Giọng điệu này có thể sẽ được lặp lại trong bài phát biểu sau cuộc họp lần này.

Quan điểm của các nhà kinh tế học tại Bloomberg 

Thông báo sau phiên họp nhiều khả năng sẽ nói rằng lạm phát đã đạt được mục tiêu phục hồi đáng kể tới mục tiêu của Fed và thị trường lao động được kỳ vọng sẽ tiếp tục cải thiện trong năm nay - 2 điều kiện để cơ quan này bắt đầu thắt chặt chính sách. 

Mặc dù biến thể delta đã có một số tác động tiêu cực tới thị trường việc làm, FOMC có thể sẽ không có nhiều thay đổi trong thông điệp của mình khi tiếp tục lặp lại việc nền kinh tế vẫn đang phục hồi và xu hướng tăng của lạm phát chỉ là tạm thời.

Một số Thống đốc ngân hàng địa phương của Fed, dẫn đầu bởi James Bullard và Robert Kaplan, đã kêu gọi việc thu hẹp chính sách sớm. Tuy nhiên, họ không nằm trong số những người bỏ phiếu của năm nay, do vậy việc trì hoãn tới tháng 11 hay tháng 12 có thể sẽ không gây ra nhiều sự phản đối.

Dự báo

Phần lớn các nhà kinh tế học được khảo sát bởi Bloomberg kỳ vọng biểu đồ dotplot sẽ tiếp tục cho thấy lần tăng lãi suất sớm nhất là vào năm 2023, bất chấp rủi ro về lạm phát có thể đẩy thời điểm này lên sớm hơn. 
Hơn 1/3 các nhà kinh tế cho rằng số lần tăng lãi suất sẽ tăng lên 2 lần trong năm 2023, tức lần tăng đầu tiên có thể sẽ diễn ra vào nửa đầu năm 2023. Ngoài ra, lãi suất cũng được dự đoán sẽ tăng 3 lần trong năm 2024.

Dự phóng về lạm phát cũng sẽ nhận được nhiều sự chú ý. Phần lớn các nhà kinh tế kỳ vọng lạm phát sẽ tăng lên mức 3.8% trong năm nay và giảm về mức 2.2% trong năm 2022. 

Phát biểu sau cuộc họp

Ông Powell nhiều khả năng sẽ phát biểu rằng FOMC vẫn tiếp tục bàn luận về quá trình thu hẹp và phát đi tín hiệu rằng có thể sẽ hành động vào cuộc họp tiếp theo ngày 02-03/11. Ông cũng sẽ nhấn mạnh vào vấn đề lạm phát dựa trên những dữ liệu công bố gần nhất và liệu rằng kỳ vọng lạm phát của người dân Mỹ có đang dịch chuyển trong thời gian gần đây. Câu hỏi về rủi ro đến từ thị trường bất động sản Trung Quốc tới sự ổn định của thị trường tài chính toàn cầu cũng có thể sẽ được đặt ra đối với vị chủ tịch Fed.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Lạm phát tại Tokyo hạ nhiệt nhưng vẫn vượt ngưỡng mục tiêu, BOJ đối mặt áp lực nâng lãi suất

Lạm phát tại Tokyo hạ nhiệt nhưng vẫn vượt ngưỡng mục tiêu, BOJ đối mặt áp lực nâng lãi suất

Lạm phát lõi ở Tokyo trong tháng 7 chậm lại còn 2.9%, chủ yếu do hiệu ứng cơ sở từ giá năng lượng năm ngoái, nhưng vẫn cao hơn mục tiêu 2% của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ). Chỉ số giá dịch vụ và lạm phát thực phẩm tiếp tục tăng, phản ánh áp lực chi phí đang lan rộng. Trong bối cảnh thỏa thuận thương mại với Mỹ giúp giảm bớt bất ổn kinh tế, thị trường kỳ vọng BoJ có thể nâng lãi suất thêm một lần nữa trong năm nay, dù vẫn còn nhiều quan điểm thận trọng về thời điểm hành động.
Trung Quốc Tìm kiếm cứu cánh từ EU trước các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ và áp lực xuất khẩu gia tăng

Trung Quốc Tìm kiếm cứu cánh từ EU trước các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ và áp lực xuất khẩu gia tăng

Các cuộc đàm phán EU-Trung Quốc tại Bắc Kinh thu hút sự chú ý giữa bối cảnh thuế quan từ Mỹ đang làm suy yếu các kênh thương mại toàn cầu của Trung Quốc. Xuất khẩu Trung Quốc sang EU tăng 6,9% trong tháng 6, nhờ nhu cầu vững chắc từ Đức và Pháp, bất chấp hàng rào thuế quan. Các chỉ số Hang Seng và thị trường Trung Quốc đại lục tăng mạnh nhờ kỳ vọng thương mại và cam kết kích thích từ Bắc Kinh, vượt trội so với Nasdaq trong tháng 7.
Thị trường chứng khoán "phi mã" đến ngày 1/8 - Lạc quan và cẩn trọng với thỏa thuận thương mại Mỹ - EU
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Thị trường chứng khoán "phi mã" đến ngày 1/8 - Lạc quan và cẩn trọng với thỏa thuận thương mại Mỹ - EU

Tuyên bố từ Nhà Trắng: Các thông tin về thỏa thuận thương mại tiềm năng với EU chỉ là suy đoán, mọi cuộc thảo luận cần được hiểu như vậy. Thị trường đang xem nhẹ hoặc thậm chí gọi thẳng lời phủ nhận của Nhà Trắng là một chiêu đánh lạc hướng. Khi tuyên bố nói rằng “các báo cáo về thỏa thuận thương mại với EU chỉ là suy đoán”, giới giao dịch hiểu rằng: điều gì đó đang diễn ra, chỉ là chưa sẵn sàng để công bố. Tổng thống Trump vốn không hay để người khác giành phần công lao, đặc biệt là với các hãng truyền thông từng chỉ trích ông gay gắt. Ông thích là người trực tiếp cầm micro trên “Truth Social” khi bữa tiệc bắt đầu.
ECB sẽ giữ nguyên lãi suất khi xung đột thương mại che mờ triển vọng kinh tế

ECB sẽ giữ nguyên lãi suất khi xung đột thương mại che mờ triển vọng kinh tế

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) được kỳ vọng sẽ tạm dừng chuỗi cắt giảm lãi suất trong tuần này, khi các rủi ro từ đề xuất thuế quan mới của Mỹ vẫn chưa ngã ngũ. Mức thuế nhập khẩu đối với hàng hóa EU, có thể cao hơn dự đoán ban đầu, đang làm gia tăng bất định về tăng trưởng và lạm phát trong khu vực. Trong khi kinh tế eurozone tiếp tục đối mặt với áp lực giảm phát, ECB dự kiến sẽ theo dõi sát diễn biến trước khi đưa ra các điều chỉnh chính sách tiếp theo.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ