USD/JPY: Với tốc độ và quy mô của nhịp giảm hơn 400 pips tối qua, thị trường có lẽ sẽ gạt CPI sang một bên và quyết tìm ra "chân tướng" sự việc

USD/JPY: Với tốc độ và quy mô của nhịp giảm hơn 400 pips tối qua, thị trường có lẽ sẽ gạt CPI sang một bên và quyết tìm ra "chân tướng" sự việc

Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

16:09 12/07/2024

USD/JPY đã trải qua cú sụt giảm mạnh hơn 400 pips chỉ trong vòng 30 phút vào tối qua, chạm mức thấp 157.42, sau khi báo cáo CPI tháng 6 của Mỹ cho thấy áp lực lạm phát giảm mạnh hơn dự kiến. Diễn biến này đồng thời cũng khiến thị trường "đoán già đoán non" về động thái can thiệp đến từ chính phủ Nhật Bản.

Nguyên nhân chính cho sự suy yếu của đồng USD đến từ kỳ vọng tăng cao về việc Fed sẽ sớm cắt giảm lãi suất sau dữ liệu CPI ngày hôm qua, với 97% khả năng vào cuộc họp FOMC ngày 18/09.

Ảnh hưởng của kỳ vọng này lan rộng trên toàn thị trường ngoại hối, tuy nhiên sự sụt giảm của USD/JPY lại đặc biệt mạnh mẽ và thu hút sự chú ý do tốc độ và quy mô đáng kể.

Nhiều đồn đoán về sự can thiệp của BoJ bắt đầu xuất hiện, đặc biệt khi USD/JPY chỉ cách mức cao nhất 38 năm trước khi dữ liệu CPI được công bố, tuy nhiên những thông tin này vẫn chưa được xác nhận chính thức. Hiện tại, phía Nhật Bản vẫn giữ im lặng trước những suy đoán của thị trường. Nhà đầu tư đang chờ đợi dữ liệu chính thức vào cuối tháng để xác nhận xem BoJ hay Bộ Tài chính Nhật Bản có thực hiện mua vào Yên Nhật hay không.

Sáng nay, USD có dấu hiệu phục hồi nhẹ, đẩy USD/JPY lên 159.25. Cặp tiền này đã nhiều lần thử vượt qua mốc 162.00 suốt hai tuần qua nhưng không thành công và khả năng duy trì mức kháng cự này trong thời gian tới là khá cao. Bên cạnh đó, áp lực bán cũng có thể đến từ việc stop loss của các nhà giao dịch đang nắm giữ vị thế mua USD/JPY trong vài tuần qua được kích hoạt.

Về mặt chính sách tiền tệ, thị trường tài chính dự báo khả năng 46% BoJ sẽ tăng lãi suất 10 bps vào cuối tháng 7. Việc này có thể giúp thu hẹp chênh lệch lãi suất giữa hai đồng tiền và tạo áp lực lên USD/JPY.

image1.png

USD/JPY đồ thị ngày

Hơn nữa, số liệu thống kê cho thấy 28.57% nhà giao dịch nhỏ lẻ đang nắm giữ vị thế mua, tăng 6.24% so với hôm qua và 19.65% so với tuần trước. Ngược lại, số lượng nhà giao dịch nắm giữ vị thế bán giảm 24.54% so với hôm qua và 27.96% so với tuần trước; với tỷ lệ bán/mua là 2.50:1.

Chúng tôi thường có xu hướng đi ngược lại tâm lý đám đông, tuy nhiên, trong trường hợp này, sự sụt giảm số lượng nhà giao dịch nắm giữ vị thế bán cho thấy khả năng đảo chiều xu hướng USD/JPY trong tương lai gần.

Daily FX

Broker listing

Cùng chuyên mục

Thống đốc RBA Bullock gợi ý khả năng cắt giảm lãi suất trong tháng 8 sau quyết định giữ nguyên lãi suất tháng 7 gây rúng động thị trường

Thống đốc RBA Bullock gợi ý khả năng cắt giảm lãi suất trong tháng 8 sau quyết định giữ nguyên lãi suất tháng 7 gây rúng động thị trường

RBA khiến thị trường bất ngờ khi giữ nguyên lãi suất ở mức 3.85%, thúc đẩy AUD/USD tăng mạnh trước khi Thống đốc Bullock ám chỉ khả năng cắt giảm trong tháng 8. Bà Bullock cho biết việc nới lỏng chính sách có thể được thực hiện nếu CPI hàng quý xác nhận lạm phát đang tiến gần đến mục tiêu giữa của biên độ. Buổi họp báo gây nhiều biến động cho AUD/USD khi bà Bullock cố gắng cân bằng giữa lập trường thận trọng và triển vọng nới lỏng trong tương lai.
Trung Quốc tạm thoát thuế quan của Mỹ - Nhưng một cuộc chiến thương mại ủy nhiệm đang manh nha

Trung Quốc tạm thoát thuế quan của Mỹ - Nhưng một cuộc chiến thương mại ủy nhiệm đang manh nha

Thuế quan ngày 1 tháng 8 của Trump phản ánh mức thuế Ngày Giải phóng nhưng rõ ràng loại trừ Trung Quốc khỏi đợt đầu tiên. Lượng hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Hoa Kỳ đã giảm 43% so với cùng kỳ năm ngoái vào tháng 5, trong khi các lô hàng chuyển hướng qua Việt Nam tăng 30%. Việt Nam phải đối mặt với mức thuế 40% đối với hàng hóa trung chuyển trong cái mà các nhà phân tích gọi là cuộc chiến thương mại ủy nhiệm của Hoa Kỳ với Trung Quốc.
Trump đe dạo BRICS làm rung chuyển đồng AUD và NZD
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Trump đe dạo BRICS làm rung chuyển đồng AUD và NZD

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent cuối tuần qua xác nhận rằng các mức thuế đơn phương từng được công bố hồi tháng Tư sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8 đối với các quốc gia chưa hoàn tất thỏa thuận thương mại với Mỹ. Cảnh báo này đi kèm với việc Mỹ gửi các thư thương mại mang tính "chấp nhận hoặc bị áp thuế" tới các đối tác, yêu cầu họ hoặc đồng ý với các điều khoản mới, hoặc phải chịu mức thuế cao hơn như đã đề xuất vào ngày 2/4.
Tuần tới: Quyết định từ RBA, BRNZ và biên bản họp Fed là tâm điểm khi các thỏa thuận thương mại vẫn chờ được ký kết
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Tuần tới: Quyết định từ RBA, BRNZ và biên bản họp Fed là tâm điểm khi các thỏa thuận thương mại vẫn chờ được ký kết

Thời hạn áp thuế ngày 9/7 đang đến gần, trong khi các thỏa thuận thương mại vẫn chưa ngã ngũ. Giới đầu tư dõi theo biên bản họp Fed sau báo cáo việc làm tích cực. RBA dự kiến sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất, trong khi RBNZ có khả năng giữ nguyên. OPEC+ nhiều khả năng tăng sản lượng một lần nữa. Dữ liệu GDP của Anh, việc làm Canada và chỉ số giá tiêu dùng Trung Quốc sẽ là tâm điểm tiếp theo.
Tổng kết tuần qua: Khẩu vị rủi ro trên thị trường tang mạnh nhờ báo cáo việc làm Mỹ vượt kỳ vọng và loạt thỏa thuận tại Mỹ
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Tổng kết tuần qua: Khẩu vị rủi ro trên thị trường tang mạnh nhờ báo cáo việc làm Mỹ vượt kỳ vọng và loạt thỏa thuận tại Mỹ

Tuần vừa rồi, thị trường tài chính tập trung mạnh vào các diễn biến tại Mỹ. Các chỉ số chứng khoán liên tục lập đỉnh mới gần như mỗi ngày trong bối cảnh tâm lý hưng phấn lan rộng, với tâm điểm chuyển từ lo ngại chiến tranh trở lại các giao dịch “TACO” (viết tắt của Tech-AI-Consumer-Optimism) thể hiện kỳ vọng tích cực vào triển vọng kinh tế toàn cầu.
Đà phục hồi của đồng USD nhanh chóng suy yếu khi tâm điểm chuyển sang chính sách thương mại của Trump
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Đà phục hồi của đồng USD nhanh chóng suy yếu khi tâm điểm chuyển sang chính sách thương mại của Trump

Đồng USD đã không duy trì được đà tăng sau các dữ liệu tích cực về việc làm và dịch vụ tại Mỹ, khi quay đầu giảm trong phiên giao dịch sớm thứ Sáu. Đồng bạc xanh không thể giữ được đà tăng trong bối cảnh tâm lý rủi ro tăng cao, ngay cả khi S&P 500 và NASDAQ đều đóng cửa ở đỉnh kỷ lục mới.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ