Cái kết nào cho vị "quân vương" USD sau tháng ngày "làm mưa làm gió" khi chỉ số DXY thậm chí có thể giảm về vùng 90 trong những tháng tới?

Cái kết nào cho vị "quân vương" USD sau tháng ngày "làm mưa làm gió" khi chỉ số DXY thậm chí có thể giảm về vùng 90 trong những tháng tới?

Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

19:59 23/07/2024

Vào tuần trước, chỉ số DXY đã phần nào thu hẹp mức giảm sau 4 tuần liên tiếp giao dịch với sắc đỏ. Mặc dù vậy, về mặt kỹ thuật, đây có vẻ chỉ là đợt chốt lời ngắn hạn của phe bán trước khi chỉ số chính thức bước vào nhịp giảm mới.

Nhìn lại thời gian gần đây, áp lực bán lên đồng USD đã bắt đầu nhen nhóm từ cuối tháng Sáu khi các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ công nhận những tiến triển tích cực trong việc kiềm chế lạm phát. Ngay lập tức, kỳ vọng cắt giảm lãi suất tại cuộc họp tháng 9 đã được đẩy lên 94%, so với mức 66% và 46% lần lượt ghi nhận vào một và hai tháng trước. Diễn biến này đã gây vô số áp lực lên lợi suất TPCP, từ đó làm giảm sức hấp dẫn của đồng USD.

Sự thay đổi kỳ vọng đầy mạnh mẽ này đã khiến đồng USD mất giá khoảng 2% trong tháng qua. Đáng chú ý, chỉ trong ít phiên giao dịch, chỉ số DXY đã liên tục phá vỡ nhiều ngưỡng hỗ trợ quan trọng, cho thấy lực bán đang mạnh lên nhanh chóng.

Kể từ đầu tháng 7, áp lực bán liên tục đã khiến chỉ số xuyên thủng kênh tăng hình thành bởi các đáy tháng 12 và tháng 3, cùng các đỉnh tháng 2 và tháng 4. Hiện tại, một kênh giảm mới đang được hình thành với đường biên trên nối qua các đỉnh tháng 4 và tháng 6, trong khi đường biên dưới nối các đáy tháng 6 và tháng 7.

Chỉ số DXY đồ thị ngày

Suốt 10 phiên giao dịch gần đây, đà tăng của chỉ số liên tục vấp phải kháng cự mạnh tại đường SMA 200 trên đồ thị ngày. Chưa hết, đường SMA 50 đang có xu hướng giảm và có thể sớm hình thành "death cross", tức cắt xuống đường SMA 200 trong tháng tới. Đây là một tín hiệu kỹ thuật quan trọng, tiềm ẩn nguy cơ của một đợt bán tháo mạnh mẽ. Do đó, đợt phục hồi gần đây có vẻ chỉ là động thái chốt lời ngắn hạn, cho thấy sự thận trọng của phe bán, bởi thiếu vắng lực mua thực sự.

Nếu không thể vượt qua ngưỡng kháng cự là đường SMA 200 trên đồ thị ngày, chỉ số có thể sẽ tiếp tục giảm xuống mục tiêu trung hạn tại 102 (-1.7% từ mức hiện tại), tương đương đáy tháng 3. Mục tiêu quan trọng tiếp theo là vùng 101 (-2.9%), nơi tập trung nhiều đáy của năm ngoái.

Xuyên thủng các vùng hỗ trợ này đồng nghĩa với việc xu hướng tăng của đồng USD trong giai đoạn 2021-2022 đã hoàn toàn chấm dứt và có thể đưa chỉ số về thẳng vùng 90-92.

Chỉ số DXY đồ thị tuần

Investing

Broker listing

Cùng chuyên mục

Trung Quốc tạm thoát thuế quan của Mỹ - Nhưng một cuộc chiến thương mại ủy nhiệm đang manh nha

Trung Quốc tạm thoát thuế quan của Mỹ - Nhưng một cuộc chiến thương mại ủy nhiệm đang manh nha

Thuế quan ngày 1 tháng 8 của Trump phản ánh mức thuế Ngày Giải phóng nhưng rõ ràng loại trừ Trung Quốc khỏi đợt đầu tiên. Lượng hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Hoa Kỳ đã giảm 43% so với cùng kỳ năm ngoái vào tháng 5, trong khi các lô hàng chuyển hướng qua Việt Nam tăng 30%. Việt Nam phải đối mặt với mức thuế 40% đối với hàng hóa trung chuyển trong cái mà các nhà phân tích gọi là cuộc chiến thương mại ủy nhiệm của Hoa Kỳ với Trung Quốc.
Trump đe dạo BRICS làm rung chuyển đồng AUD và NZD
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Trump đe dạo BRICS làm rung chuyển đồng AUD và NZD

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent cuối tuần qua xác nhận rằng các mức thuế đơn phương từng được công bố hồi tháng Tư sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8 đối với các quốc gia chưa hoàn tất thỏa thuận thương mại với Mỹ. Cảnh báo này đi kèm với việc Mỹ gửi các thư thương mại mang tính "chấp nhận hoặc bị áp thuế" tới các đối tác, yêu cầu họ hoặc đồng ý với các điều khoản mới, hoặc phải chịu mức thuế cao hơn như đã đề xuất vào ngày 2/4.
Tuần tới: Quyết định từ RBA, BRNZ và biên bản họp Fed là tâm điểm khi các thỏa thuận thương mại vẫn chờ được ký kết
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Tuần tới: Quyết định từ RBA, BRNZ và biên bản họp Fed là tâm điểm khi các thỏa thuận thương mại vẫn chờ được ký kết

Thời hạn áp thuế ngày 9/7 đang đến gần, trong khi các thỏa thuận thương mại vẫn chưa ngã ngũ. Giới đầu tư dõi theo biên bản họp Fed sau báo cáo việc làm tích cực. RBA dự kiến sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất, trong khi RBNZ có khả năng giữ nguyên. OPEC+ nhiều khả năng tăng sản lượng một lần nữa. Dữ liệu GDP của Anh, việc làm Canada và chỉ số giá tiêu dùng Trung Quốc sẽ là tâm điểm tiếp theo.
Tổng kết tuần qua: Khẩu vị rủi ro trên thị trường tang mạnh nhờ báo cáo việc làm Mỹ vượt kỳ vọng và loạt thỏa thuận tại Mỹ
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Tổng kết tuần qua: Khẩu vị rủi ro trên thị trường tang mạnh nhờ báo cáo việc làm Mỹ vượt kỳ vọng và loạt thỏa thuận tại Mỹ

Tuần vừa rồi, thị trường tài chính tập trung mạnh vào các diễn biến tại Mỹ. Các chỉ số chứng khoán liên tục lập đỉnh mới gần như mỗi ngày trong bối cảnh tâm lý hưng phấn lan rộng, với tâm điểm chuyển từ lo ngại chiến tranh trở lại các giao dịch “TACO” (viết tắt của Tech-AI-Consumer-Optimism) thể hiện kỳ vọng tích cực vào triển vọng kinh tế toàn cầu.
Đà phục hồi của đồng USD nhanh chóng suy yếu khi tâm điểm chuyển sang chính sách thương mại của Trump
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Đà phục hồi của đồng USD nhanh chóng suy yếu khi tâm điểm chuyển sang chính sách thương mại của Trump

Đồng USD đã không duy trì được đà tăng sau các dữ liệu tích cực về việc làm và dịch vụ tại Mỹ, khi quay đầu giảm trong phiên giao dịch sớm thứ Sáu. Đồng bạc xanh không thể giữ được đà tăng trong bối cảnh tâm lý rủi ro tăng cao, ngay cả khi S&P 500 và NASDAQ đều đóng cửa ở đỉnh kỷ lục mới.
Thị trường chứng khóa đạt đỉnh nhưng tiềm ẩn rủi ro nợ nần

Thị trường chứng khóa đạt đỉnh nhưng tiềm ẩn rủi ro nợ nần

Mở rộng tín dụng – hay nói cách khác là tích lũy nợ ngày càng lớn – đang dẫn chúng ta đến hiện tượng "Bùng nổ rồi Sụp đổ" theo quan điểm của von Mises, với hệ quả là lạm phát đình trệ trong kịch bản tốt nhất, và siêu lạm phát trong kịch bản xấu nhất trong tương lai gần. Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả - ông Gary Tanashian - cây viết của Investing.com.
Tại sao bạc lại bứt phá trong khi vàng ổn đinh

Tại sao bạc lại bứt phá trong khi vàng ổn đinh

Bạc đang có một mùa hè bứt phá ấn tượng, tăng 9.4% trong tháng Sáu cũng là mức cao thứ hai trong lịch sử hiện đại bất chấp vàng giảm. Sức mạnh vượt trội của bạc đến từ nhu cầu ETF tăng mạnh và dấu hiệu dòng tiền mới từ các nhà đầu tư ngoài truyền thống, báo hiệu tiềm năng cho một chu kỳ tăng giá lớn. Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả - ông Adam Hamilton - cây viết của Investing.com
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ